Trang chủ » BÀI 3: ĐẠI TỪ SỞ HỮU (притяжательное местоимение)

BÀI 3: ĐẠI TỪ SỞ HỮU (притяжательное местоимение)

BÀI 3: ĐẠI TỪ SỞ HỮU (притяжательное местоимение)

       I- ĐẶC ĐIỂM:

  • Các đại từ sở hữu bao gồm: мой (của tôi), твой (của bạn), свой (của mình), наш (của chúng mình), ваш (của các bạn), её (của cô ấy), его (của anh ấy), их (của họ)
  • Trả lời câu hỏi: чей? чья? чьё? чьи?
  • Các đại từ sở hữu мой, твой, наш, ваш, свой biến đổi theo giống, số và cách tùy thuộc vào danh từ mà nó làm rõ nghĩa.

            – Это мой (чей?) портфель. Это твоя (чья?) шляпа. Это наше (чьё?) окно. Это ваши (чьи?) книги.

  • Các đại từ sở hữu его, её, их không biến đổi theo giống, số và ở các cách.

           – Это его (чей?) портфель. Это его (чья?) шляпа. Это его (чьё?) окно. Это его (чьи?) книги.

           – Мы фотографиуем его (её/их) детей.

           – Я играю с его (её/их) братом.

       II- CÁCH BIẾN ĐỔI

            1. GIỐNG ĐỰC VÀ GIỐNG TRUNG

14

  A. Ghi nhớ:

– Nếu danh từ ở cách 4 là giống đực bất động vật thì các đại từ sở hữu мой, твой, наш, ваш được biến đổi giống cách 1.

– Nếu danh từ ở cách 4 là giống đực động vật thì các đại từ sở hữu мой, твой, наш, ваш được biến đổi giống cách 2.

       B. Ví dụ: 

– У моего брата нет велосипеда.

Нашему сыну 5 лет.

– Эти студенты ждут твоего отца.

– Мы с моим другом гуляем в парке.

– Я вспоминаю о моём детстве.

         2. GIỐNG CÁI

15

     A. Ghi nhớ:

– Các đại từ sở hữu giống cái có đuôi từ:

  • Cách 4 là –ю, -у: мою, твою, нашу, вашу
  • Các cách còn lại là –ей: моей, твоей, нашей, вашей

        B. Ví dụ:

– У моей сестры нет велосипеда.

Нашей дочери 5 лет.

– Эти студенты ждут твою мать.

– Мы с моей подругой гуляем в парке.

– Я вспоминаю о моём молодости.

3. SỐ NHIỀU

16

 A. Ghi nhớ:

– Nếu danh từ ở cách 4 là bất động vật thì các đại từ sở hữu мои, твои, наши, ваши được biến đổi giống cách 1.

– Nếu danh từ ở cách 4 là động vật thì các đại từ sở hữu мои, твои, наши, ваши được biến đổi giống cách 2.

       B. Ví dụ:

– У моих родителей есть новый мотоцикл.

– Мы подарили нашим учителям цветы.

– Эти студенты поздравляют наших родителей с днём учителей.

– Они долго разговаривали с моими родителями.

– Я часто вспоминаю о моих друзьях.

      III- CÁCH SỬ DỤNG ĐẠI TỪ SỞ HỮU СВОЙ 

  • Đại từ sở hữu свой chỉ sự sở hữu của bất kỳ người nào, nhưng bắt buộc người đó phải là chủ thể thực hiện hành động.

– Я люблю свою работу. = я люблю мою работу.

– Он ведёт своего брата в школу. = он ведёт именно его брата в школу, а не другого.

– Ты сделал много ошибок. Тебе необходимо исправить свои ошибки. = … Исправить твои ошибки.

  • Đại từ sở hữu свой có thể thay thế các đại từ sở hữu: мой, твой, наш, ваш.

– Мы проверили свои/наши задания.

  • Nếu chủ ngữ là các danh từ tương ứng với các đại từ nhân xưng он, она, они thì các đồ vật, người thuộc sự sở hữu của những danh từ trên, bắt buộc dùng свой mà không phải là его, её, их (bởi khi sử dụng những đại từ này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn về mặt thông tin được truyền đạt).

– Она назвала своего ребенка Вова.

  • Đại từ свой không được sử dụng trong cấu trúc câu bị động.

– Мы полгода строили свой дом. => наш дом строился полгода. ( не «свой дом»)

  • Thông thường đại từ свой không được sử dụng ở cách 1, trừ cấu trúc “у кого есть что?». Tuy nhiên, trong những câu không nói tới chủ thể thực hiện hành động, có thể sử dụng đại từ свой ở cách 1 mang ý nghĩa khái quát.

– Свой опыт всегода полезнее.

– Своя ноша не тянет (мне, тебе, ему,…)

  • Đại từ свой có thể kết hợp với tính từ собственный để nhấn mạnh sự sở hữu đồ vật hoặc người của đối tượng thực hiện hành động. Ví dụ:

– У меня есть своя собственная собака.

  • Chú ý: với ý nghĩa “gần gũi, thân thiết” thì đại từ свой không kết hợp với tính từ собственный. Ví dụ:

– Он в нашем доме свой человек, почти родственник.

 

Chia sẻ bài viết này
Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết:
1 0

Leave a Reply