BÀI 2: ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (личное местоимение)
- Đại từ nhân xưng là những đại từ dùng để thay thế các danh từ chỉ người và vật khi người nói không muốn nhắc lại các danh từ ấy.
- Gồm các từ: я, ты, он, она, оно, мы, вы, они. Chúng được chia theo ngôi và số:
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ 2 số ít (я, ты) được sử dụng khi thay thế cả danh từ giống đực và giống cái.
- Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 số ít có thể là он hoặc она hoặc оно tùy thuộc vào giống của danh từ mà nó thay thế.
- Đại từ nhân xưng số nhiều (мы, вы, они) không xác định giống.
- Câu hỏi cho các đại từ:
– Я, ты, мы, вы: кто?
– Он, она, они: кто? (nếu chỉ người), что? (nếu chỉ vật)
– Оно: что?
- Đại từ nhân xưng được sử dụng ở các cách khác nhau tùy thuộc vào vai trò của chúng trong câu.
– Я (кто?) написал домашнее задание.
– У него (у кого?) есть словарь.
– Учитель даёт нам (кому?) тетради.
– Вчера я встретила её (кого?) около университета.
– Это мои старые друзья. Я познакомилась с ними (с кем?) в институте.
– Я много слышал о вас (о ком?) от моего друга.
Cách biến đổi:
1. Đuôi từ của đại từ nhân xưng я và ты ở các cách giống nhau.
2. Đuôi từ của đại từ nhân xưng мы và вы ở các cách giống nhau.
3. Tất cả các đại từ nhân xưng đều có cách 2 và cách 4 giống nhau
* CHÚ Ý:
- Nếu các giới từ к кому? перед кем? с кем? о ком? đứng trước đại từ nhân xưng я theo các cách thì đều thêm о ngay sau các giới từ đó.
₋ Вы идёте ко мне?
₋ Передо мной стоит очень большое здание.
₋ Ты не погуляешь со мной?
₋ Мои родители хорошо заботятся обо мне.
- Nếu trước đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (он, она, оно, они) có giới từ, thì khi biến đổi các đại từ sang các cách ta thêm н ngay trước các đại từ này: с ним, от неё, к ним, …
– Это мой друг. Я сижу рядом с ним в классе.
– Это моя подруга. Неделю назад я получила письмо от неё.
– Это мои друзья. На прошлой неделе я ездила к ним в гости.
- Sau các giới từ sau thì đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (он, она, оно, они) khi biến đổi các đại từ sang các cách ta giữ nguyên và không thêm н ngay trước chúng: благодаря кому? (чему?), вне чего?, вопреки чему?, вследствие чего?, согласно чему?, подобно чему?, …
–Это мой брат. Благодаря ему я хорошо сдала экзамен.
–Вопреки ему (совет врача) я поздно ложилась спать.