-НН- ИЛИ -Н-?
I- TRONG DANH TỪ:
Những danh từ được cấu tạo từ các loại từ khác, mà được viết -Н- hay -НН- phụ thuộc vào thân từ gốc cấu tạo ra nó.
II- TRONG TÍNH TỪ ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ DANH TỪ
Chú ý: cần phân biệt các tính từ sau đây:
III- TRONG TÍNH TỪ (CẤU TẠO TỪ ĐỘNG TỪ) VÀ TÍNH ĐỘNG TỪ
3.1. Dạng đầy đủ:
Tính động từ bị động quá khứ được viết là: –нн– và –ённ– (–енн–). Tuy nhiên vẫn có trường hợp viết -н-:
a) нн được viết khi tính động từ và tính từ có hậu tố –ованный, –ёванный, –еванный (được cấu tạo từ các động từ có đuôi –овать, –евать)
Ví dụ: балованный (được nuông chiều), корчёванный (bị nhổ), линованный (bị cai trị), малёванный (bị bôi bẩn), организованный (được tổ chức), выкорчеванный (bị nhổ tận gốc), избалованный (hư hỏng), неорганизованный (chưa được tổ chức).
b) нн khi tính động từ hoàn thành thể, nhưng không có đuôi –ованный (–ёванный, –еванный) và các tính từ tương đương với chúng; Đa số các động từ này đều có tiền tố:
– Một số tính động từ được cấu tạo từ động từ chứa tiền tố: выбеленный (được làm trắng, tẩy trắng), выстиранный (được giặt), довязанный (được dệt), изжаренный (được nướng), исписанный (được viết kín, đầy), окрашенный (được trang trí), очищенный (được làm sạch), обруганный (bị mắng), покрашенный (được sơn), подсчитанный (được tính), распутанный (được làm sáng tỏ), сделанный (được làm).
– Một số tính động từ được cấu tạo từ động từ không có tiền tố, và những những động từ có chứa tiền tố, nhưng những tiền tố này chỉ được xác định trong lịch sử hình thành chúng: брошенный, данный, конченный, купленный, лишённый, пленённый, прощённый, пущенный, решённый, хваченный, явленный; встреченный, затеянный, обиженный, обретённый, обязанный, посещённый, снабжённый.
1 số tính động từ thể kép (vừa có ý nghĩa chưa hoàn thành thể và hoàn thành thể) -нн- cũng được viết theo nguyên tắc này, ví dụ: венчать – венчанный, завещать – завещанный, обещать – обещанный, казнить – казнённый, родить – рождённый.
Ngoại trừ: những tính từ có dạng tương ứng với tính động từ nằm trong các cụm từ cố định sau thì được viết н: конченый человек, названый брат (anh/em kết nghĩa), названая сестра (chị/em kết nghĩa), посажёный отец, посажёная мать, прощёное воскресенье (chúa nhật).
c) Những tính động từ chưa hoàn thành thể (được cấu tạo từ những động từ không có tiền tố) không có đuôi -ованный (-ёванный, -еванный) và các tính từ tương ứng với chúng được viết khác nhau: tính động từ được viết нн, tính từ được viết н, ví dụ:
Tương tự: вязанный (được dệt) – вязаный, глаженный (đã là) – глаженый (phẳng lỳ, không nếp nhăn – quần áo), плетённый (được đan, bện) – плетёный (đan, bện); cũng như: жёванный (được nhai) – жёваный (nhai), клёванный (клевать) – клёваный,…
Các động từ 2 thể cũng được viết theo nguyên tắc này: контузить, крестить và ранить. Ví dụ:
контуженный в голову боец – контуженый командир
тяжело раненный солдат, раненный в ногу солдат – раненый солдат
только что крещённый младенец – крещёный ребёнок,…
Từ các ví dụ, có thể thấy rõ, tính động từ được nhận biết dựa vào các từ đi kèm với chúng. Tuy nhiên có những trường hợp từ đi kèm không phải là dấu hiệu nhận biết tính động từ. Ví dụ: cần phải viết у него усики явно крашеные (явно искусственные, trong đo từ явно được sử dụng cùng tính từ); hay стены, раньше белёные, теперь покрыты зелёной краской (стены, раньше белые ).
Các từ có tiền tố не– , các từ ghép và các cụm từ mang nghĩa “lặp đi lặp lại”, tính động từ và tính từ được viết có thể н hoặc нн.
Ví dụ:
- Các từ có tiền tố не–:
- нн được viết: необразованный, нелинованный, непроверенный, незаконченный, некупленный, непрощённый,…;
- н được viết: небелёный, неглаженый, незваный, некованый, некормленый, некрашеный, немереный, немощёный, непаханый, непрошеный, несчитаный,…
- Từ ghép:
- нн được viết: высококвалифицированный, цельноштампованный, благоприобретённый, свежеокрашенный, целенаправленный, слепорождённый, умалишённый;
- н được viết: гладкокрашеный, домотканый, мелкодроблёный, самозваный, тяжелораненый, цельнокроеный.
- Các cụm từ mang ý nghĩa “lặp đi lặp lại” với tiền tố пере– ở phần sau mang ý nghĩa nhấn mạnh. Phần 2 được viết giống với phần 1 (нн hoặc н), Ví dụ:
- нн được viết: заложенный-перезаложенный, решённый-перерешённый;
- н được viết: латаный-перелатаный, стираный-перестираный, чиненый-перечиненый, читаный-перечитаный, штопаный-перештопаный.
Chú ý: нн được viết thay thế cho н :
а) Các tính từ желанный, жданный và trong các cụm từ cố định виданное ли дело?; слыханное ли дело? Chúng được hình thành từ động từ chưa hoàn thành thể желать, ждать và видать, слыхать.
Các trường hợp đặc biệt: các tính từ надёванный và trong các cụm từ cố định разливанное море; chúng được cấu tạo từ động từ có tiền tố chưa hoàn thành thể надевать, разливать, nghĩa là từ các động từ có hậu tố –ва– , mà theo quy luật chúng không cấu tạo tính động từ bị động quá khứ;
б) Các tính từ có tiền tố не-: неведанный, невиданный, негаданный, нежеланный, нежданный, ненадёванный, неожиданный, неслыханный, нечаянный, và cụm từ cố định недреманное око;
в) Các tình từ ghép долгожданный, доморощенный, và các cụm từ danh từ riêng Андрей Первозванный.
Phần thứ 2 của các tính từ có tiền tố và tính từ ghép cũng tương ứng với động từ thể chưa hoàn.
3.2. Dạng ngắn đuôi
Dạng ngắn đuôi của tính động từ bị động bị động quá khứ được viết với 1 chữ н, ví dụ: читан, читана, читано, читаны; прочитан, прочитана, прочитано, прочитаны; мечен, мечена, мечено, мечены; помечен, помечена, помечено, помечены . Cũng như dạng giống trung trong câu vô chủ, ví dụ: накурено, насорено, езжено, хожено, езжено-переезжено, хожено-перехожено .
Dạng ngắn đuôi (trừ giống đực) của tính từ chỉ tính chất, trùng với dạng của tính động từ hoàn thành thể bị động quá khứ, được viết 1 chữ нн, ví dụ: воспитанна, воспитанно, воспитанны (từ tính từ воспитанный ‘có giáo dục’); избалованна, избалованно, избалованны (từ tính từ избалованный ‘được nuông chiều’); возвышенна, возвышенно, возвышенны (từ tính từ возвышенный ‘cao cả, cao quý’). Những tính từ như vậy có dạng so sánh hơn kém: воспитаннее, избалованнее, возвышеннее.
So sánh các cặp ví dụ có chứa tính động từ và tính từ ngắn đuôi:
Она воспитана дальней родственницей. – У нее хорошие манеры, она воспитанна.
Она избалована хорошими условиями – Она капризна и избалованна.
Dạng ngắn đuôi của tính từ dạng đầy đủ kết thúc bằng -нный được thể hiện bằng н, nếu các tình từ đó đòi hỏi từ phụ thuộc và không có dạng so sánh hơn kém. Ví dụ:
привязанный к кому-либо ‘gắn bó, chung thủy với ai’ – Она к нему очень привязана;
исполненный чего-либо ‘đầy, chan chứa’ – Душа исполнена печали;
наслышанный о чём-либо ‘được nghe nhiều’ – Мы наслышаны о его проделках.
Một số tính từ có ý nghĩa khác nhau khi được viết khác nhau. Ví dụ: cách viết ngắn đuôi của từ “преданный”: Она добра и преданна – Она предана делу. Ở ví dụ đầu: преданный – là tính từ, giống như воспитанный, избалованный, возвышенный, nó có dạng so sánh hơn kém преданнее; ví dụ thứ 2: cũng là tính từ, nhưng giống với nhóm привязанный, исполненный, послышанный (nghĩa là đòi hỏi bổ ngữ: кому-, чему-либо và không có dạng so sánh hơn kém).
Dạng ngắn đuôi của tính từ thể hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau mà có thể được viết н hay нн phụ thuộc vào sắc thái ý nghĩa. Ví dụ: Она взволнована (cô ấy đang lo lắng) – Ее речь взволнованна (giọng cô ấy thể hiện sự lo lắng). Ở trường hợp thứ nhất có thể viết взволнованна (nhấn mạnh vẻ mặt của cô ấy thể hiện sự lo lắng), còn ở trường hợp thứ 2 không thể viết взволнована (bời vì giọng nói không thể lo lắng).
Trong các trường hợp phức tạp, cần sử dụng từ điển «Русский орфографический словарь» để phân biệt cách viết dạng ngắn đuôi.
Phần thứ 2 của các tính từ phức dạng ngắn đuôi trùng với tính động từ –нный , được viết thành н hoặc нн phụ thuộc vào ý nghĩa. Những tính từ chỉ ra các đặc điểm có thể thể hiện dưới dạng so sánh hơn kém, có dạng ngắn đuôi được viết нн (trừ giống đực); các tính từ không có ý nghĩa so sánh hơn kém thì được viết thành н, ví dụ:
- благовоспитанна, -нно, -нны; благоустроенна, -нно, -нны; самоуверенна, -нно, -нны; целенаправленна, -нно, -нны; целеустремлённа, -нно, -нны (có dạng so sánh hơn kém благовоспитаннее, благоустроеннее, самоувереннее, целенаправленнее, целеустремлённее);
- взаимосвязана, -но, -ны; взаимообусловлена, -но, -ны; общепризнана, -но, -ны; противопоказана, -но, -ны(không có dạng so sánh hơn kém).
Các tính từ chỉ tính chất có dạng đầy đủ 1 chữ н, khi chuyển sang dạng ngắn đuôi chữ н được giữ nguyên: делана, делано, деланы (từ деланый ‘giả, không tự nhiên’); путана, путано, путаны (từ путаный ‘nhầm lẫn’); учёна, учёно, учёны (từ учёный ‘biết cái gì đó 1 cách cơ bản’). Dạng so sánh hơn kém cũng được viết tương tự như vậy (деланее, путанее, учёнее) và trạng từ có hậu tố -о (делано, путано, учёно).
Đa số tính từ có đuôi –ный tương ứng với các tính động từ, không có ý nghĩa chất lượng, ví dụ: варёный, кипячёный, мочёный, сушёный, точёный,…
IV- TRONG TRẠNG TỪ
Các trạng từ có hậu tố –о được cấu tạo từ tính từ và tính động từ bị động được viết hoặc н hoặc нн phụ thuộc vào tính từ và tính động từ tương ứng với chúng.
Ví dụ:
- нн được viết: нечаянно, неслыханно(từ нечаянный, неслыханный ), взволнованно, взволнованность (взволнованный), уверенно;
- н được viết: путано(путано рассуждает ), путаник, путаница (từпутаный), учёно (весьма учёно выражается), ветрено (сегодня на дворе ветрено ).