logo_MinskMinsk  Minsk từ những ngày đầu của Thế chiến II đã nằm ở ngay trung tâm của cuộc chiến, bởi thành phố này nằm trên hướng tấn công chính của Đức quốc xã đến Moscow. Những đội quân hiện đại của kẻ thù tiếp cận thành phố ngày 26 tháng 6 năm 1941. Chặn đánh chúng chỉ có một sư đoàn bộ binh số 64, nhưng chỉ trong ba ngày chiến đấu ác liệt sư đoàn này đã phá hủy gần 300 xe bọc thép của đối phương, cũng như rất nhiều xe tăng khác. Ngày 27 tháng 06, quân Đức quốc xã đã bị đánh bật ra khỏi thành phố 10 km – điều này làm giảm sức mạnh tấn công và tốc độ di chuyển về phía đông của quân phát xít. Tuy nhiên, sau các cuộc chiến đấu liên tục và ác liệt, ngày 28 tháng 6, quân đội Xô-viết đã buộc phải rút lui và rời khỏi thành phố.

580177 01.07.1972 Мемориальный комплекс "Курган Славы" — памятник Великой Отечественной войны, 4 стилизованных штыка (1-й, 2-й, 3-й Белорусские и 1-й Прибалтийский фронты — участники освобождения Белоруссии). Смолевичский район. Юрий Абрамочкин/РИА Новости

580177 01.07.1972 Мемориальный комплекс “Курган Славы” — памятник Великой Отечественной войны, 4 стилизованных штыка (1-й, 2-й, 3-й Белорусские и 1-й Прибалтийский фронты — участники освобождения Белоруссии). Смолевичский район. Юрий Абрамочкин/РИА Новости

     Trong thời gian đóng quân tại Minsk quân phát xít đã thiết lập chế độ đô hộ cực kỳ hà khắc, giết hại một số lượng lớn tù binh và dân thường trong thành phố. Nhưng những công dân dũng cảm của Minsk không khuất phục trước kẻ thù, trong thành phố bắt đầu hình thành nhóm hoạt động bí mật và các đơn vị biệt động, trong đó thậm chí có cả những người nước ngoài chống phát xít. Những đơn vị này, có khoảng hơn 1.500 người đã đánh bom một số cơ sở quân sự và cơ quan hành chính, và nhiều lần vô hiệu hóa các  tuyến đường sắt trong thành phố. Tiêu biểu nhất trong thời gian Minsk bị chiếm đóng, đội du kích Troyan, đội biệt động M. Osipov và E. Mazanik đã tiêu diệt ủy viên thành phố của chính quyền phát xít Đức V. Cuba.

Cư dân Minsk chào đón những người lính của Mặt trận Bêlarút 2. Năm 1944. Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của 1941-1945.

Cư dân Minsk chào đón những người lính của Mặt trận Bêlarút 2. Năm 1944. Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của 1941-1945

     Vì sự dũng cảm và tinh thần anh hùng của những người dân Minsk tham gia trong cuộc kháng chiến bí mật, 600 người đã được trao tặng huân chương các loại, 8 người đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Ngày 26 tháng 6 năm 1974 Minsk đã được trao danh hiệu Thành phố Anh hùng. Năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng ở Minsk, tại đại lộ “Những Người Chiến Thắng” cột tượng đài bằng bê tông cao 45-mét với dòng chữ “Thành phố Anh hùng” đã được khánh thành. Ở phía dưới của nó là một tượng đài bằng đồng “Tổ quốc – Người Mẹ”, là hình ảnh một người phụ nữ, giơ cao kèn lệnh Chiến thắng.

Minsk ngày giải phóng, 3 tháng 7 năm 1944.

Minsk ngày giải phóng, 3 tháng 7 năm 1944

     Một trong những đài kỷ niệm đẹp nhất và tuyệt vời để tưởng nhớ những anh hùng của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mang tên “Đồi mộ Vinh quang” được cho dựng tại ngay cửa ngõ thành phố. Chính nơi đây, năm 1944 trong “Chiến dịch Bagration” đã có hơn 100.000 binh sĩ và sĩ quan Đức rơi vòng vây, và được gọi là “Chảo lửa Minsk”. Năm 1969 chỗ này được đắp thành gò đất lớn và xây đài tưởng niệm. Tổng chiều cao của tượng đài – 70 mét.

Các Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945. Du kích Belarus tại quảng trường Lenin ở Minsk, sau khi thành phố được giải phóng khỏi ách thống trị Đức Quốc xã. Năm 1944.

Các Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945. Du kích Belarus tại quảng trường Lenin ở Minsk, sau khi thành phố được giải phóng khỏi ách thống trị Đức Quốc xã năm 1944 / The Great Patriotic War of 1941-1945. Belorussian guerrillas on Lenin Square in Minsk after liberation of the city from fascist invaders – Vladimir Lupeyko © TASS

     Một nơi đáng nhớ nữa tại Minsk, nhắc chúng ta nhớ về những chiến công hiển hách của những người anh hùng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đó là quảng trường Chiến thắng ở trung tâm thành phố (Đại lộ Độc lập). Năm 1954 đã xây dựng một tượng đài bằng đá granite màu xám vinh danh những chiến sỹ du kích, những chiến sĩ Hồng quân đã hy sinh. Trên đỉnh là hình tượng huân chương chiến thắng làm bằng đồng và các hợp kim màu, cao 3 mét, và tổng chiều cao của tượng đài – 40 mét. Ngày 03 tháng 7 năm 1961 trước đài tưởng niệm đã được thắp lên một ngọn lửa bất diệt.

Quảng trường Chiến thắng  ở trung tâm thành phố (Đại lộ Độc lập).

Quảng trường Chiến thắng ở trung tâm thành phố (Đại lộ Độc lập).

Dịch giả đóng góp: Phan Huy Chung

Nguồn: Города-Герои Великой Отечественной войны

[button-red url=”http://www.tiengnga.net/ngay-chien-thang/thanh-pho-anh-hung/” target=”_self” position=”left”]Xem toàn bộ các thành phố anh hùng ..[/button-red]

Leave a Reply