Trang chủ » Cách thưa gửi và thu hút sự chú ý

Cách thưa gửi và thu hút sự chú ý

Cách thưa gửi và thu hút sự chú ý

  • Trong tiếng Nga từ những năm 90 của thế kỷ XX không còn dùng các từ сеньор, сеньора, пан, пани,… để xưng hô với người lạ.
  • Cách xưng hô bằng товарищ, товарищи được tiếp nhận trước những năm 90 ngày nay đã bị thu hẹp không gian sử dụng.
  • Nảy sinh một vấn đề: vậy xưng hô với người không quen biết như thế nào? Các nhà ngôn ngữ, nhà văn, nhà xã hội có ý định khôi phục lại 2 từ «сударь, сударыня».
  • Ngoài đường, trong cửa hàng, trong các phương tiện công cộng chúng ta thường nghe thấy các kiểu xưng hô: мужчина, женщина, дед, отец, бабуля, парень, тётенька, дяденька. Những cách xưng hô này không có tính chất trung hoà, mà mang sắc thái cợt nhả, không tôn trọng, coi thường dành cho người tiếp nhận. Từ đó, có thể dẫn đến sự đáp lại thô lỗ, gây tự ái, và ác cảm.
  • Trong các cuộc gặp của chính quyền địa phương, các nhà chính trị với người dân, cũng như trong những buổi mitting, người phát biểu sẽ sử dụng các từ sau để xưng hô: россияне, сограждане, соотечественники.
  • Trong cơ quan nhà nước, giới kinh doanh, xí nghiệp sử dụng các từ господин, госпожа + họ, chức vụ được coi là chuẩn mực. Cách xưng hô này cũng được áp dụng trong những hội nghị của Duma quốc gia, trong các chương trình truyền hình, hội nghị chuyên đề, hội thảo. Đây là cách xưng hô trang trọng dùng trong những buổi trao đổi công việc nghiêm túc, đặc biệt khi chưa quen biết.
  • Giáo sư, giảng viên, bác sĩ, luật sư ưu thích cách xưng hô коллеги, друзья. Cách xưng hô уважаемый – уважаемая thường gặp trong ngôn ngữ của các thế hệ trước.
  • Các từ женщина, мужчина được sử dụng rất phổ biến trong thời gian gần đây với vai trò xưng hô lại đang phá vỡ chuẩn mực nghi thức lời nói, thể hiện trình độ văn hoá yếu kém của người nói. Những người nước ngoài không nên sử dụng cách xưng hô này, bởi chúng không phải là chuẩn mực. Trong bất kỳ trường hợp nào cuộc nói chuyện không xưng hô nên bắt đầu bằng các cụm từ: будьте любезны …; будьте добры …; извините…; простите…
  • Trong giao tiếp với quần chúng, tập thể có thể bắt đầu bằng:

    – Уважаемые господа! Господа!

    – Уважаемые коллеги!

     Уважаемые слушатели!

  • Trong quân đội, vẫn còn giữ lại cách gọi товарищ.

  • Trong giao tiếp với người nghe, cần đặc biệt chú ý đến môi trường hoạt động và địa vị của người mình đang nói chuyện. Đối với đại biểu nhân dân, các nhà hoạt động khoa học và văn hoá, quan chức cấp cao cần xưng hô bằng глубокоуважаемый, многоуважаемый. Trong những trường hợp còn lại – уважаемый. Chú ý: господин/товарищ + họ.

    – Глубокоуважаемый Виктор Евгеньевич!

    – Уважаемый Иван Николаевич!

    – Уважаемый господин Сурков!

Chia sẻ bài viết này
Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết:
0 0

Leave a Reply