CÁCH HỎI VÀ NÓI GIỜ
(Сколько времени? Который час?)
Khung giờ của Nga ứng với các thời điểm trong ngày được phân như sau:
0h – 5h: đêm (ночь)
5h – 12h: sáng (утро)
12h – 17h: trưa – chiều (день)
17h – 24h: tối (вечер)
Câu hỏi “Bây giờ là mấy giờ?” có 2 cách nói trong tiếng Nga:
- Сколько времени?
- Который час?
Trả lời cho câu hỏi này cũng có 2 cách. Tuy nhiên chúng được sử dụng tuỳ theo văn phong (văn phong sách vở, văn phong đời thường)
* Những điều cần ghi nhớ:
1. Sử dụng các từ час và минута ở dạng phù hợp bị bắt buộc trong văn phong sách vở: trong in ấn, thông báo ở các nhà ga, sân bay, thông báo trên đài, tivi,…
- Trong văn phong dân giã cả 2 từ час và минута được lược bỏ, ví dụ:
- 15h30 – пятнадцать тридцать, mà KHÔNG phải пятнадцать часов тридцать минут hay пятнадцать и тридцать минут.
- Trong văn phong dân giã các từ ngày quãng thời gian trong ngày (утро, день, вечер, ночь ở cách 2 số ít) được sử dụng để tránh hiểu nhầm. Ví dụ:
– 3 часа дня (3h chiều) – 3 часа ночи (3h đêm)
– 6 часов утро (6h sáng) – 6 часов вечера (6h tối)
- Đôi khi xảy ra tình huống khái niệm thời gian вечер – ночь, ночь – утро bị giao động:
– 3 часа утра, mà KHÔNG phải: 3 часа ночи
– 11 часов ночи, mà KHÔNG phải: 11 часов вечера.
- Số 1 один khi nói về giờ không được sử dụng, mà chỉ cần nói: час ночи – час дня.
2. Từ половина kết hợp với số từ thứ tự. Từ час sau số từ thứ tự chỉ giờ không sử dụng. KHÔNG nói: 4:30 – половина пятого часа, mà nói половина пятого.
- Sau số từ thứ tự có từ половина có thể sử dụng các từ утро, вечер, ночь, nhưng không dùng день.
3. Từ минута ở dạng phù hợp để diễn đạt nửa giờ đầu (1-29phút) bắt buộc phải sử dụng. KHÔNG nói: десять девятого. Nếu diễn đạt ở nửa giờ sau từ минут không bắt buộc sử dụng khi số phút kết thúc là 5 và 0. Ví dụ:
– 4h48: без двух минут пять (bắt buộc)
– 3h37: без двадцати трех минут четыре (bắt buộc)
Nhưng: 3h40: без двадцати четыре
5h35: без двадцати пяти шесть
4. Từ час sau số từ số đếm trong nói giờ hơn, giờ rưỡi và giờ kém ở văn phong đời thường không sử dụng.
- Cách nói: 15 минут (первого) = четверть (первого)
– 2:15 – 15 минут третьего = четверть третьего
– 4:15 – 15 минут пятого = четверть пятого