Trang chủ » Я НЕ МОГУ ПИСАТЬ СТИХОВ

Я НЕ МОГУ ПИСАТЬ СТИХОВ

Я НЕ МОГУ ПИСАТЬ СТИХОВ

        Làm thế nào có thể chọn được đúng cách (cách 2 hay cách 4) của bổ ngữ khi trong câu có chứa ý nghĩa phủ định? Có phải lúc nào cách 4 của bổ ngữ trong câu khẳng định có thể được thay thế sang cách 2 trong câu phủ định? Câu trả lời: không phải lúc nào cũng có thể thay thế được. Có thể tổng quát lại như sau: Trong 1 số trường hợp sử dụng dạng cách 2 chiếm ưu thế, trong các trường hợp khác dạng cách 4 được ưu tiên giữ lại, còn trong 1 số có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án – hoặc cách 2 hoặc cách 4.

               1. Dạng cách 2 thường được sử dụng khi trong câu phủ định:

       a. có chứa tiểu từ ни hoặc đại từ phủ định hoặc trạng từ có tiền tố ни-: Да мы не имеем ни малейшего понятия о том, что делается с этими несчастными (Л. Толстой); До вас никто ещё этого браслета не надевал (А. Куприн);

       b. có ý nghĩa phân chia số lượng bổ ngữ: За обедом оказалось, что он не пьёт вина и не ест мяса (М. Горький); Не купил к чаю баранок (К. Федин);

       c. có bổ ngữ là danh từ trừu tượng: не даёт оснований, не теряет надежды, не испытывает желания, не принимает участия, не имеет представления, не скрывает радости, не упускает случая, не делает уступок; Утро не принесло радости (Л. Леонов); Веселья я не ищу (В. Кетлинская);

       d. trong đoạn trạng động từ, tính động từ: Не получив ответа, старик идёт на станцию (А. Чехов);

       e. trong câu vô chủ khi nhấn mạnh tính chất phủ định hoàn toàn: Не нагнать тебе бешеной тройки (Н. Некрасов).

               2. Dạng cách 4 của danh từ làm suy yếu tính chất phủ định trong câu và được sử dụng trong các trường hợp sau:

       a. chỉ đối tượng cụ thể (không nói chung chung các sự vật, hiện tượng): не проверил работу, которую ему прислали; не выпила молоко, которое ей оставила мать; Он не отвергнул тогда эти сто рублей (Ф. Достоевский); Я не люблю луну (М. Горький);

       b. bổ ngữ là danh từ chỉ người: Ты не любишь мать (Л. Толстой); Он давно не видел Ольгу (М. Горький);

       c. bổ ngữ đứng trước động từ vị ngữ: Журнал я этот не люблю(И. Тургенев); Землю не отнимут у них (М. Шолохов);

       d. phủ định kép (nhấn mạnh sự khẳng định): Не могу не сказать несколько слов об охоте (И. Тургенев); Женщина не может не понять музыку (М. Горький);

        e. trong câu có chứa những từ chỉ sự hạn chế: (едва, чутьи т.п.): едва не уронил чашку, чуть не пропустил урок; Раз он даже шикал, за что чуть было не потерял место (А. Чехов);

        f. thường trong cấu trúc «не+ trợ động từ + ngoại động từ nguyên thể + bổ ngữ»): Не стану описывать Оренбургскую осаду (А. Пушкин); Я не успел сшить форму (М. Горький). Đáp án đúng cho câu tiêu đề ứng với trường hợp này: я не могу писать стихи.

          Sử dụng tự do 1 trong 2 cách biến đổi danh từ được gặp trong trường hợp còn lại. Vì vậy, nếu nói Я не читал вчерашней газеты, и Я не читал вчерашнюю газету thì đều đúng. Nhưng trong trường hợp này cần lưu ý sự khác nhau về văn phong của cá cách. Cấu trúc với cách 2 sẽ thiên về lối sách vở Я не намерен умалять чьих-либо заслуг (М. Горький). Các cấu trúc ở cách 4 sẽ thiên về lời nói thường ngày: Так и умрёшь, не выговорив это слово (М. Горький).

         Nói thêm, sau các động từ có tiền tố недо- không có ý nghĩa phủ định, mà chỉ thể hiện hành động được thực hiện dưới mức cho phép, mức cần thiết, bổ ngữ cho chúng thường ở dạng cách 4: недогрузить тонну угля, недодать почту, недолить стакан, недооценить силу противника, недовыполнить план, недоварить суп, недоглядеть ошибку в тексте, недобрать одно очко.

Theo cuốn “ГОВОРИТЕ И ПИШИТЕ ПО-РУССКИ ПРАВИЛЬНО”

của Д.Э. РОЗЕНТАЛЬ

Chia sẻ bài viết này
Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết:
0 0

Leave a Reply