CÁCH 2 CỦA DANH TỪ (KHÔNG GIỚI TỪ)
Trong tiếng nga, cách 2 được coi là phức tạp nhất về cách biến đổi so với 5 cách còn lại. Cách 2 trong tiếng Nga là РОДИТЕЛЬНЫЙ ПАДЕЖ, tiếng Việt dịch là thuộc cách, vì ý nghĩa được sử dụng nhiều nhất trong cách 2 là sở hữu.
1. Cách biến đổi:
1.1 Cách 2 số ít:
Bảng 1. Cách 2 số ít
Chú ý:
– 1 số danh từ giống đực kết thúc bằng –a được biến đổi như danh từ giống cái ở cả cách 2 và tất cả các cách khác.
Ví dụ: папа – папы, дядя – дяди
– 1 số danh từ giống đực khi biến đổi sang cách 2 xảy ra hiện tượng “âm chạy”, nghĩa là nguyên âm đứng ngay trước phụ âm cuối bị biến mất.
Ví dụ: отец – отца (bố), угол (góc nhà) – угла, сон – сна (giấc ngủ, cơn mơ), день – дня (ngày), лоб – лба (cái trán), ветер – ветра (cơn gió), парень – парня (bạn trai), котёнок – котёнка (con mèo con), …
1.2. Cách 2 số nhiều:
Bảng 2. cách 2 số nhiều
Сhú ý:
– Các danh từ giống đực, giống trung được biến đổi đặc biệt ở cách 1 số nhiều (брат – братья, лист – листья, стул – стулья, дерево – деревья, …) khi biến đổi sang cách 2 số nhiều sẽ có đuôi –ев (братьев, листьев, стульев, деревьев,…)
– Các danh từ giống cái kết thúc bằng –a, -я, khi biến đổi ở cách 2 số nhiều thường có thêm nguyên âm о hoặc e đứng giữa 2 phụ âm cuối.
Ví dụ: студентка – студенток, сестра – сестёр, девушка – девушек, остановка – остановок, …
– Các danh từ giống cái kết thúc bằng –я thường được bổ sung thêm –ь, ngoại trừ từ песня – песен.
Ví dụ: деревня – деревень, кухня – кухонь
2. Ý nghĩa chính:
2.1. cách 2 KO có giới từ đi kèm: (Đứng sau danh từ chính)
А. Mang ý nghĩa sở hữu, câu hỏi Чей? Чья? Чьё? Чьи? (của ai?)
Это карандаш моего брата – чей карандаш? (bút chì của em trai tôi – bút chì của ai?
Это книга учителя – чья книга? (cuốn sách của thầy giáo – cuốn sách của ai?
Это письмо сестры – чьё письмо? (bức thư của chị – bức thư của ai?
Это очки дедушки – чьи очки? (kính của ông – kính của ai?)
* sử dụng với các danh từ chỉ người, động vật
Б. Mang ý nghĩa xác định, câu hỏi Какой? Какая? Какое? Какие?
Урок математики – какой урок? (tiết toán – tiết gì?)
Чувство радости – какое чувство? (cảm thấy vui – cảm xúc thế nào?)
Марта города – какая марта? (bản đồ thành phố – bản đồ nào?)
Учителя русского языка – какие учителя? (thầy cô môn tiếng nga – thầy cô nào?)
В. Mang ý nghĩa 1 phần của tổng thể, câu hỏi чего?
Центр города – центр чего? (Trung tâm thành phố – trung tâm nào?)
Долька апельсина – апельсина чего? (múi cam – múi quả gì?)
Окно дома – окно чего? (cửa sổ ngôi nhà – cửa sổ nào?)
Ножки стола – ножки чего? (những cái chân bàn – những cái chân nào?)
Г. Kết hợp với các danh từ bắt nguồn từ động từ có cách 4 đi kèm, câu hỏi кого? чего?
Изучать иностранные языки → изучение иностранных языков – изучение чего?
Обсуждать проблемы → обсуждение проблем – обсуждение чего?
2.2. Cách 2 kết hợp với số từ chỉ số lượng: (số từ ở cách 1 và cách 4 bất động vật)
– sau số 2, 3, 4 và các số có kết thúc là 2, 3, 4 – danh từ ở cách 2 số ít
Ví dụ: 2 (два яйца), 23 (двадцать три) студента, 94 (девяносто четыре) аудитории
– sau số 5 – 20, các số có kết thúc là 5, 6, 7, 8, 9 và sau các số tròn chục (30, 40, …) – danh từ ở cách 2 số nhiều
Ví dụ: 5 (пять) ручек, 12 (двенадцать) столов, 40 (сорок) зданий
– sau các từ «много, мало, несколько, сколько,…» – danh từ cách 2 số nhiều
Ví dụ: Много книг, мало песен,…
2.3. Cách 2 mang ý nghĩa phủ định sự tồn tại (không có cái j đó), cấu trúc где? у кого? нет/не было/не будет чего?
У меня нет сестры.
В библиотеке не было компьютера.
Завтра у нас не будет второго занятия.
2.4. cách 2 chỉ thời gian, cấu trúc число + месяц (+ год), câu hỏi когда?
Я родилась 20 августа 1990 года (двадцатого августа тысяча девятьсот девяностого года)
Новый учебный год в России начинается 1 сентября (первого сентября)
2.5. Sau tính từ so sánh hơn kém:
Математика труднее истории
Рубашка дороже юбки
3. 1 số động từ dùng với danh từ cách 2 không giới từ:
добиваться – добиться (đạt được, nhận được) = достигать – достигнуть (đat được, nhận được)
лишаться – лишиться (đánh mất)
касаться (liên quan tới)
придерживаться (thi hành, làm theo)
бояться = пугаться – испугаться (sợ)
стесняться = стыдиться (xấu hổ)
избегать – избежать (trốn tránh, lẩn trốn)