Trang chủ » МАСЛЕНИЦА И БЛИНЫ

МАСЛЕНИЦА И БЛИНЫ

МАСЛЕНИЦА И БЛИНЫ

> Mời bạn nhấn để xem thêm: Lễ hội chào mùa xuân tại Nga

        Масленица – 1 trong những lễ hội được người Nga yêu thích nhất. Trong số các lễ hội của người Sla-vơ Масленица là lễ hội cổ nhất, bởi nó được xuất hiện từ rất lâu trước khi đạo chính thống được đưa vào Nga. Tổ tiên người Nga tổ chức ăn mừng nhằm tiễn mùa đông và đón mùa xuân, tỏ lòng kính trọng thần Nông Волос.

          Đây là 1 trong những lễ hội vui nhộn và rực rỡ nhất với những nghi thức tiễn mùa đông được thể hiện rõ nét trong sự chờ mong thời tiết ấm áp, sự hồi sinh của mùa xuân. Lễ hội Масленица trùng với thời điểm chuyển giao thời tiết: trời ấm dần, băng-tuyết tan, chảy xuống từ các mái nhà, ngày bắt đầu dài hơn, còn sự u ám và giá lạnh dần lùi lại. Vì vậy, thời Nga cổ người dân rất yêu thích lễ hội này và tổ chức khắc mọi nơi trong không khí vui tươi và tiếp đãi rất phóng thoáng.

          Mặc dù đạo chính thống xâm nhập vào văn hoá Nga và mang theo nhiều lễ hội tôn giáo, những Масленица vẫn tồn tại bền vững cho tới ngày nay. Người dân vẫn ăn mừng rất “to” như trước kia: họ ăn chơi suốt 1 tuần, nướng bánh blin và đến nhà nhau chơi.

          Mỗi ngày của tuần lễ Масленица có tên riêng. Bắt đầu từ thứ hai với tên gọi ngày Gặp mặt (встреча), thứ ba là ngày Chơi đùa (заигрыши), thứ tư – Ăn uống (лакомка), thứ năm – Đi chơi  (разгул, перелом), thứ sáu – Bữa tiệc của mẹ vợ (тещины вечерки), ngày thứ bảy – các cô con dâu ngồi túm tụm (золовкины посиделки), còn ngày chủ nhật là Ngày tiễn đưa (проводы, прощанье, целовник, прощёный день). Lễ hội thực sự tưng bừng kể từ thứ 4, tức là tất cả được lệnh “ăn đến no căng cái bụng, uống cho say mềm, hát đến khản giọng, nhảy múa đến kiệt sức”. Các hoạt động vui chơi bao gồm đánh trận giả, trượt tuyết, hát хоровод (hát các bài dân ca và kết hợp đi vòng tròn), đi chơi. Theo tục lệ, ngày thứ sáu các chàng rể thiết đãi mẹ vợ của mình bánh Blin. Họ bắt buộc phải mời mẹ vợ từ chiều ngày hôm trước. những người vợ trẻ mời bố mẹ mình dạy bảo điều hay ý đẹp. Sang ngày thứ 7 lễ hôi chuyển sang không khí gia đình. Các nàng dâu mời họ hàng tới nhà chơi. Đến ngày chủ nhật thì lễ hội kết thúc bằng nghi thức đốt người rơm và lời hô cuối :”mùa đông đã qua đi – mùa xuân đang đến” (полно зимушка зимовать – весна идёт). 

           Nói đến bánh Блин có thể coi đây là món ăn đặc trưng của ẩm thực Nga. Đó không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là vật không thể thiếu được trong nhiều lễ nghi của người Nga, trong đó có Масленица.
           “Bánh Блин tròn, đỏ và nóng – biểu tượng cho ánh sáng và hơi ấm của mặt trời rực lửa, của những ngày tươi đẹp, mùa màng no đủ, gia đình sung túc và những đứa trẻ khỏe mạnh” – nhà văn Nga nổi tiếng Alekxandr Ivanovich Kuprin đã viết như thế về những chiếc bánh Блин. Bánh Блин theo người Nga từ khi sinh ra (người ta cho sản phụ ăn bánh Блин để sinh nở mẹ tròn con vuông) cho đến tận lúc xuống mồ (trong lễ tang cũng luôn luôn có bánh Блин. Người ta đem cho những người ăn mày những chiêc bánh đầu tiên, để những người này tưởng nhớ đến người đã khuất). Từ thời xa xưa những người Sla-vơ cổ đã coi bánh Блин là món ăn nghi lễ. Người Nga có biết bao nhiêu thành ngữ, tục ngữ về bánh Блин – “Trong tuần lễ tiễn đưa mùa đông thì những chiếc bánh Блин bay lên trần nhà”, “Không có bánh Блин thì không còn là Масленица”, “Không phải sống bình thường, mà như là Масленица tưng bừng” “Dù có cầm cố cả gia sản cũng phải lo cho được Масленица”…

Chia sẻ bài viết này
Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết:
0 0

Leave a Reply