РУССКИЙ hay РОССИЯНИН?
РОССИЯНИН là những công dân của Liên Bang Nga, thuộc các dân tộc khác nhau (168 dân tộc), có nghề nghiệp khác nhau và có thể nói những ngôn ngữ hoàn hoàn khác nhau.
Những ai được gọi là русские? Trước hết đó chỉ là 1 phần dân số nước Nga. Có ý kiến cho rằng: русский là tất cả nhưng ai nói tiếng Nga, có nghĩa là русский không mang tính dân tộc, không phải là tên 1 dân tộc xác định, mà chỉ thể hiện những đặc điểm tính cách hay thế giới quan chung của các dân tộc khác chung sống trên lãnh thổ nước Nga. Giáo sư V.V. Kolosov khẳng định: «ngày nay người Nga (русские) chúng ta đúng hơn nên gọi là великороссы, không phải do chúng ta vĩ đại và đáng tự hào (гордо-великий), mà vì dân tộc của chúng ta lớn nhất trong nhóm Slavo phương Bắc». Trước năm 1917 từ русский là tên gọi chung cho 3 dân tộc thuộc nhóm Slavo phương Bắc: великоросс (người Nga), малоросс (người Ucraina) và белорус (người Belarus). Không ai tiếp nhận hay hiểu những từ này với nghĩa lăng nhục, hạ thấp. Những người Belarus vẫn giữ tên gọi của mình (белорус), còn người Ucraina thì không, mặc dù điều đó không hợp logic. Vậy người Ucraina (украинец) như thế nào? – đó là những người sống ở vùng biên cương, ở Ucraina (на окраине, на Украине). Người Nga cũng bỏ tên gọi cũ (великоросс) và thay bằng «русский». Đặc biệt là từ «великий» trước thể kỷ XVIII có nghĩa là “chính, quan trọng”, “lớn”: ví dụ, великий князь – «vị công tước đầu tiên”. Về sau từ này mới được bổ sung thêm ý nghĩa “danh tiếng, nổi tiếng”. Nghĩa cũ của từ русский – thần dân vương quốc Nga (русское государство). Nước Nga ngay từ những ngày đầu tiên lập nước đã là 1 quốc gia đa dân tộc, nhưng thành phần chủ yếu luôn luôn là người Великоросс. Họ có công lao lớn nhất trong việc hình thành dân tộc Nga và đất nước Nga, cùng với đó, hấp thụ những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác sinh sống trên cùng một lãnh thổ. Do đó, xuất hiện hiện tượng chung sống hoà bình, mà không trộn lẫn các văn hoá.
Có thể gọi ai là русский? Thêm 1 quan điểm: “русский – là những người, mà đối với họ tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ, được nuôi dưỡng và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hoá Nga, không phụ thuộc vào nguồn gốc dân tộc”. Người Nga (русский) xác định tính dân tộc, không dựa vào huyết tộc, mà dựa vào tâm hồn, vào sự gắn bó của con người với tiếng Nga và văn hoá Nga (trong đó bao gồm không chỉ văn học, mà còn truyền thống, các tập tục , các đặc điểm tâm lý,…). Vladimir Dal (bố ông là người Đan Mạch, mẹ – người Đức) luôn luôn coi mình là người Nga, tác giả cuốn từ điển giải nghĩa tiếng Nga nổi tiếng “Толковый словарь живого великорусского языка» nói rằng: “Ai tư duy bằng ngôn ngữ nào, thì là người của dân tộc nói ngôn ngữ đó, tôi nghĩ bằng tiếng Nga”. Đây là 1 ví dụ thú vị và điển hình để chỉ ra mối liên quan của con người với tính dân tộc. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều ví dụ tương tự vậy, bắt đầu từ Aleksandr Puskin – “người của mọi người” (наше все) có tổ tiên là người da đen. Còn Vl. Khodasevich không có 1 giọt máu Nga nào thì sao? Và cả nhà văn hiện thực nổi tiếng N. Gogol và các nhà thơ, nhà văn khác cũng đều để lại những dấu ấn sâu sắc trong văn hoá Nga.
Nhìn chung, 2 khái niệm россиянин và русский có mối quan hệ với nhau về ý nghĩa và thường được sử dụng song song. Ở nước ngoài không hiếm khi nói về tất cả công dân Nga như về riêng người Nga (русский), có thể nói tới những ưu điểm của những dân tộc đông dân khác đang sinh sống tại các nước cộng hoà tự trị và có chính quyền riêng. Trên các con tem bưu điện ngày nay có in chữ Rossija bằng chữ cái Latinh và đại diện của bất kỳ dân tộc nào cũng đều được gọi là Rossijanin. Như vậy, có thể gọi người gốc Bashkir, Tatar và Evrej là người Nga (русский). Tóm lại: этнический русский – là Russian.
Theo cuốn “КАКИЕ МЫ, РУССКИЕ” của А.В. Сергеева