TÍNH ĐỘNG TỪ (причастие)
Tính động từ: là từ loại mang đặc điểm của cả động từ và tính từ, bổ nghĩa cho danh từ trong câu.
* Phân loại tính động từ:
- Tính động từ chủ động hiện tại
- Tính động từ chủ động quá khứ
- Tính động từ bị động hiện tại
- Tính động từ bị động quá khứ
Tính động từ gồm 2 loại: đầy đủ và ngắn đuôi.
– Dạng đầy đủ có cả 4 loại tính động từ (tính động từ chủ động hiện tại, chủ động quá khứ, bị động hiện tại, bị động quá khứ)
– Dạng ngắn đuôi chỉ có loại tính động từ bị động quá khứ.
* Cách sử dụng:
- Chủ yếu được sử dụng trong văn phong sách vở, khoa học và văn bản hành chính.
- Tính động từ được sử dụng như 1 tính từ. Giống, số, cách của tính động từ phụ thuộc vào giống, số cách của danh từ mà nó bổ nghĩa.
- Thay thế cho liên từ который (khi который đóng vai trò là chủ ngữ hoặc bổ ngữ cách 4 trực tiếp không giới từ)
I – Tính động từ chủ động
1. Chủ động hiện tại
2. Chủ động quá khứ
II- Tính động từ bị động
- Chỉ cấu tạo từ ngoại động từ đòi hỏi cách 4 không giới từ.
1. Bị động hiện tại
– Một số nội động từ được cấu tạo thành tính động từ bị động hiện tại:
руководить – руководимый
командовать – командуемый
управлять – управляемый
заведовать – заведуемый
2. Bị động quá khứ
Внимание:
- Những động từ chia theo nhóm II (-у/ю, -ишь, -ит, …, ат/ят) có các phụ âm «б, п, м, в, з, с, д, т, ст» đứng trước –ИТЬ/ -ЕТЬ khi cấu tạo tính động từ có hiện tượng biến âm như sau:
- Một số động từ được cấu tạo thành tính động từ bị động bằng cách thêm -Т:
- Сác trường hợp đặc biệt:
Привести – приведённый
Узнать – узнанный
Изгнать – изгнанный
Изобрести – изобретенный
Выбрать – выбранный
Дать – данный
- Брать, знать và гнать KHÔNG bao giờ cấu tạo tính động từ quá khứ bị động.
- Слышать – слышанный сòn слушать KHÔNG cấu tạo tính động từ quá khứ bị động.
- Видеть – виденный сòn смотреть KHÔNG cấu tạo tính động từ quá khứ bị động.
- Động từ достигнуть, свергнуть (nội động từ) được cấu tạo tính động từ bị động quá khứ -> достигнутый, свергнутый
*** Cấu tạo dạng ngắn đuôi của tính động từ bị động quá khứ:
III – Vị trí và chức năng của tính động từ trong câu:
- Tính động từ có thể đứng trước hoặc sau danh từ mà chúng bổ nghĩa.
- Tính động từ thường đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa khi không có thành phần bổ nghĩa kèm theo nó hoặc có nhưng chỉ 1-2 từ.
– Девочка взяла спящего котёнка.
– Лежащие на письменном столе учебники надо отнести в библиотеку.
- Tính động từ đứng sau danh từ thì giữa chúng được ngăn cách bởi dấu phẩy.
– Студенты, не получившие студенческие билеты, должны зайти в деканат.
- Vai trò của tính động từ trong câu: