Trang chủ » CHÚNG TA HỌC TIẾNG NGA (31-40 )

CHÚNG TA HỌC TIẾNG NGA (31-40 )


 file audio:

Chúng ta học tiếng Nga – Bài 31

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
                                                      ***
Xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!  
ПЯТЬ МИНУТ, ПЯТЬ МИНУТ…
– Tania, sao bỗng dưng chị hát về 5 phút gì vậy?
–  Tôi hát câu này trong bản nhạc của vở hài kịch “Đêm hội hóa trang”, vì trong bài hôm nay chúng ta sẽ nói về thời gian – về phút và giờ.
–  À, đúng rồi. Hôm nay chúng ta sẽ học cách trả lời cho câu hỏi “Bây giờ là mấy giờ rồi?”. Bằng tiếng Nga, có thể hỏi về thời gian như sau:   
СКОЛЬКО СЕЙЧАС ВРЕМЕНИ?
Cùng mục đích hỏi giờ, ta cũng có thể dùng cách nói khác:
КОТОРЫЙ ЧАС?
Để trả lời, ta sẽ nói từ chỉ số giờ và phút. Thí dụ:
СЕЙЧАС 5 (ПЯТЬ) ЧАСОВ 10 (ДЕСЯТЬ) МИНУТ. Bây giờ là 5 giờ 10 phút.
Mẫu câu cách 2 (sinh cách) có từ số nhiều ЧАСОВ và МИНУТ áp dụng với những từ số lượng bắt đầu từ số 5.  
СЕЙЧАС РОВНО 6 (ШЕСТЬ) ЧАСОВ. СЕЙЧАС 7 (СЕМЬ) ЧАСОВ СОРОК МИНУТ. СЕЙЧАС 12 (ДВЕНАДЦАТЬ) ЧАСОВ 15 (ПЯТНАДЦАТЬ) МИНУТ.  Bây giờ là đúng 6 giờ. Bây giờ là 7 giờ 40 phút. Bây giờ là 12 giờ 15 phút.
Còn danh từ số lượng cách 1 ЧАС và  МИНУТА cần dùng trong mệnh đề nguyên cách số ít  ЧАС, МИНУТА. Với số từ 2, 3, 4 – để trong mệnh đề sinh cách số ít ЧАСА, МИНУТЫ. Mời các bạn theo dõi mấy thí dụ sau đây:
– АНТОН, КОГДА ТЫ ОБЕДАЕШЬ? –  ОБЫЧНО Я ОБЕДАЮ В ЧАС. 
– Anton, khi nào thì cậu ăn trưa? – Tớ thường ăn trưa vào lúc 1 giờ.  
– ЗУНГ, ТЫ ПОМНИШЬ, КОГДА У НАС ЗАВТРА ЭКСКУРСИЯ В КРЕМЛЬ? – КОНЕЧНО, ПОМНЮ. В ТРИ ЧАСА.
– Dung ơi, cậu có nhớ mấy giờ ngày mai chúng mình có cuộc tham quan Kremlin? – Tất nhiên là tớ nhớ chứ. Vào lúc 3 giờ đấy.
– НИНА, СКАЖИ МНЕ ТОЧНОЕ ВРЕМЯ. – СЕЙЧАС ДВА ЧАСА ДВАДЦАТЬ ДВЕ МИНУТЫ. – НАМ НАДО ТОРОПИТЬСЯ, МЫ МОЖЕМ ОПОЗДАТЬ НА ПОЕЗД.
– Nina, nói giờ chính xác cho tớ với. – Bây giờ là 2 giờ 22 phút. – Vậy ta cần khẩn trương lên kẻo có thể nhỡ tàu.
Có hai phương án để chỉ thời gian và cả hai đều đúng trong tiếng Nga.  3 giờ 15 phút có thể nói:
ТРИ ЧАСА ПЯТНАДЦАТЬ МИНУТ.
Và cũng có thể dùng lối nói thông dụng hơn, là:
ЧЕТВЕРТЬ ЧЕТВЕРТОГО.
15 phút là ¼ của giờ, vì thế trong tiếng Nga gọi 15 phút là  ЧЕТВЕРТЬ. 30 phút là nửa giờ, và bằng tiếng Nga ta sẽ nói  ПОЛОВИНА. Như vậy, 4 giờ 30 phút sẽ là  ПОЛОВИНА ПЯТОГО.
Xin các bạn lưu ý đến qui tắc sau. Nếu số phút ít hơn 30, thì sau từ МИНУТ hoặc МИНУТЫ cần gọi giờ tiếp theo với đuôi –ОГО và –ЕГО, thí dụ trong từ  ТРЕТЬЕГО.
Như vậy 5 giờ 20 sẽ là  ДВАДЦАТЬ МИНУТ ШЕСТОГО.
Còn 2 giờ 05 là ПЯТЬ МИНУТ ТРЕТЬЕГО.
Nếu con số chỉ phút lớn hơn 30, thì ta nói số phút còn lại cho đến giờ tiếp theo, dùng cách 2, và gọi số giờ tiếp đó. Để chỉ 12 giờ 35, giống như tiếng Việt chúng ta nói 1 giờ kém 25, bằng tiếng Nga sẽ là БЕЗ ДВАДЦАТИ ПЯТИ ЧАС.
Còn 7giờ 45, theo cách tương tự, sẽ là  БЕЗ ЧЕТВЕРТИ ВОСЕМЬ.
Chủ đề thời gian trong tiếng Nga không đơn giản, cần tập luyện nhiều để nắm vững và sử dụng phù hợp. Đề nghị các bạn hãy thử nói bằng tiếng Nga:  1:25, 2:30, 4:15, 5:40, 6:45, 7:55, 11:23, 12:38.
Chúng ta sẽ còn tiếp tục chủ đề này trong bài sau, các bạn nhé.
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 31


Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
                                                      ***
Xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!  
ПЯТЬ МИНУТ, ПЯТЬ МИНУТ…
– Tania, sao bỗng dưng chị hát về 5 phút gì vậy?
–  Tôi hát câu này trong bản nhạc của vở hài kịch “Đêm hội hóa trang”, vì trong bài hôm nay chúng ta sẽ nói về thời gian – về phút và giờ.
–  À, đúng rồi. Hôm nay chúng ta sẽ học cách trả lời cho câu hỏi “Bây giờ là mấy giờ rồi?”. Bằng tiếng Nga, có thể hỏi về thời gian như sau:   
СКОЛЬКО СЕЙЧАС ВРЕМЕНИ?
Cùng mục đích hỏi giờ, ta cũng có thể dùng cách nói khác:
КОТОРЫЙ ЧАС?
Để trả lời, ta sẽ nói từ chỉ số giờ và phút. Thí dụ:
СЕЙЧАС 5 (ПЯТЬ) ЧАСОВ 10 (ДЕСЯТЬ) МИНУТ. Bây giờ là 5 giờ 10 phút.
Mẫu câu cách 2 (sinh cách) có từ số nhiều ЧАСОВ và МИНУТ áp dụng với những từ số lượng bắt đầu từ số 5.  
СЕЙЧАС РОВНО 6 (ШЕСТЬ) ЧАСОВ. СЕЙЧАС 7 (СЕМЬ) ЧАСОВ СОРОК МИНУТ. СЕЙЧАС 12 (ДВЕНАДЦАТЬ) ЧАСОВ 15 (ПЯТНАДЦАТЬ) МИНУТ.  Bây giờ là đúng 6 giờ. Bây giờ là 7 giờ 40 phút. Bây giờ là 12 giờ 15 phút.
Còn danh từ số lượng cách 1 ЧАС và  МИНУТА cần dùng trong mệnh đề nguyên cách số ít  ЧАС, МИНУТА. Với số từ 2, 3, 4 – để trong mệnh đề sinh cách số ít ЧАСА, МИНУТЫ. Mời các bạn theo dõi mấy thí dụ sau đây:
– АНТОН, КОГДА ТЫ ОБЕДАЕШЬ? –  ОБЫЧНО Я ОБЕДАЮ В ЧАС. 
– Anton, khi nào thì cậu ăn trưa? – Tớ thường ăn trưa vào lúc 1 giờ.  
– ЗУНГ, ТЫ ПОМНИШЬ, КОГДА У НАС ЗАВТРА ЭКСКУРСИЯ В КРЕМЛЬ? – КОНЕЧНО, ПОМНЮ. В ТРИ ЧАСА.
– Dung ơi, cậu có nhớ mấy giờ ngày mai chúng mình có cuộc tham quan Kremlin? – Tất nhiên là tớ nhớ chứ. Vào lúc 3 giờ đấy.
– НИНА, СКАЖИ МНЕ ТОЧНОЕ ВРЕМЯ. – СЕЙЧАС ДВА ЧАСА ДВАДЦАТЬ ДВЕ МИНУТЫ. – НАМ НАДО ТОРОПИТЬСЯ, МЫ МОЖЕМ ОПОЗДАТЬ НА ПОЕЗД.
– Nina, nói giờ chính xác cho tớ với. – Bây giờ là 2 giờ 22 phút. – Vậy ta cần khẩn trương lên kẻo có thể nhỡ tàu.
Có hai phương án để chỉ thời gian và cả hai đều đúng trong tiếng Nga.  3 giờ 15 phút có thể nói:
ТРИ ЧАСА ПЯТНАДЦАТЬ МИНУТ.
Và cũng có thể dùng lối nói thông dụng hơn, là:
ЧЕТВЕРТЬ ЧЕТВЕРТОГО.
15 phút là ¼ của giờ, vì thế trong tiếng Nga gọi 15 phút là  ЧЕТВЕРТЬ. 30 phút là nửa giờ, và bằng tiếng Nga ta sẽ nói  ПОЛОВИНА. Như vậy, 4 giờ 30 phút sẽ là  ПОЛОВИНА ПЯТОГО.
Xin các bạn lưu ý đến qui tắc sau. Nếu số phút ít hơn 30, thì sau từ МИНУТ hoặc МИНУТЫ cần gọi giờ tiếp theo với đuôi –ОГО và –ЕГО, thí dụ trong từ  ТРЕТЬЕГО.
Như vậy 5 giờ 20 sẽ là  ДВАДЦАТЬ МИНУТ ШЕСТОГО.
Còn 2 giờ 05 là ПЯТЬ МИНУТ ТРЕТЬЕГО.
Nếu con số chỉ phút lớn hơn 30, thì ta nói số phút còn lại cho đến giờ tiếp theo, dùng cách 2, và gọi số giờ tiếp đó. Để chỉ 12 giờ 35, giống như tiếng Việt chúng ta nói 1 giờ kém 25, bằng tiếng Nga sẽ là БЕЗ ДВАДЦАТИ ПЯТИ ЧАС.
Còn 7giờ 45, theo cách tương tự, sẽ là  БЕЗ ЧЕТВЕРТИ ВОСЕМЬ.
Chủ đề thời gian trong tiếng Nga không đơn giản, cần tập luyện nhiều để nắm vững và sử dụng phù hợp. Đề nghị các bạn hãy thử nói bằng tiếng Nga:  1:25, 2:30, 4:15, 5:40, 6:45, 7:55, 11:23, 12:38.
Chúng ta sẽ còn tiếp tục chủ đề này trong bài sau, các bạn nhé.
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 33

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
                                                      ***
Xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Tania, chị muốn thông báo gì vậy?
Я ХОЧУ СКАЗАТЬ, ЧТО ЗИМА ОКОНЧАТЕЛЬНО УШЛА ИЗ МОСКВЫ! Tôi muốn nói rằng, mùa đông đã rời khỏi Matxcơva rồi!  
Chủ đề bài học hôm nay là dùng từ như thế nào bằng tiếng Nga để biểu lộ nguyện vọng và khả năng.
Trong tiếng Nga khi muốn biểu lộ nguyện vọng hay mong muốn, người ta thường dùng động từ ХОТЕТЬ chia theo giống, số và thời gian cần thiết, tiếp theo là một động từ nguyên thể.
ТЫ ХОЧЕШЬ ПОСМОТРЕТЬ ТЕЛЕВИЗОР? Cậu muốn xem TV à?
ОН ХОЧЕТ УЧИТЬСЯ В УНИВЕРСИТЕТЕ. Anh ấy muốn học ở trường Đại học Tổng hợp.
ОНА ХОТЕЛА  СТАТЬ ВРАЧОМ. Cô ấy đã muốn trở thành bác sĩ.
МЫ ХОТИМ  КУПИТЬ ЦВЕТЫ НАШЕЙ МАМЕ. Chúng tôi muốn mua hoa cho mẹ.
ВЫ ХОТИТЕ СЪЕСТЬ МОРОЖЕНОЕ? Các cậu muốn ăn kem không?
 ОНИ ХОТЯТ ХОРОШО ГОВОРИТЬ ПО-РУССКИ. Họ muốn nói thạo tiếng Nga.
Xin các bạn lưu ý, nếu  ta nói về một quá trình hoặc hành động lặp đi lặp lại, sau từ ХОТЕТЬ đòi hỏi động từ không hòan thành thể, còn nếu nói về một hành động duy nhất, diễn ra một lần thì sau từ ХОТЕТЬ cần động từ hòan thành thể.
Я ХОЧУ ПИСАТЬ СТИХИ. Tôi muốn viết thơ.
ПИСАТЬ là động từ ở thể chưa hòan thành, biểu thị quá trình của hành động chưa kết thúc.
Я ХОЧУ НАПИСАТЬ ПИСЬМО ДОМОЙ. Tôi muốn viết lá thư về nhà.
НАПИСАТЬ là động từ hòan thành thể, bởi biểu thị một hành động đơn lẻ, một lần. 
Я ХОЧУ ОБЕДАТЬ ДОМА.  МОЯ МАМА ОЧЕНЬ ВКУСНО ГОТОВИТ. Tôi muốn ăn trưa ở nhà. Mẹ tôi nấu ăn rất ngon.
МАМА ГОТОВИТ là hành động lặp đi lặp lại.
АНТОН ХОЧЕТ ПООБЕДАТЬ. ОН ГОЛОДЕН. Anton muốn ăn trưa. Anh ấy đói rồi.
Ở đây có hành động xảy ra một lần là АНТОН ГОЛОДЕН.
Rất thường gặp khi động từ  ХОТЕТЬ cần dùng với những động từ chuyển động ИДТИ và ЕХАТЬ. Thí dụ như câu nói sau:
АНТОН, КУДА ТЫ ХОЧЕШЬ ПОЙТИ ВЕЧЕРОМ? – ХОЧУ ПОЙТИ В КЛУБ. Я ЛЮБЛЮ ТАНЦЕВАТЬ. Anton, buổi chiều cậu muốn đi đâu? – Tớ muốn đi đến Câu lạc bộ.  Tớ rất thích khiêu vũ.
ЛЕТОМ МЫ ХОТИМ ПОЕХАТЬ НА МОРЕ. Mùa hè chúng tôi muốn ra biển.
Khả năng được biểu hiện bằng động từ МОЧЬ chia theo giống, số và thời gian tương ứng, tiếp theo sau là động từ ở dạng nguyên mẫu. Yêu cầu kết hợp động từ hòan thành hoặc chưa hòan thành với từ МОЧЬ  trong câu cũng giống như với từ ХОТЕТЬ.
Я МОГУ ГОВОРИТЬ ПО-ВЬЕТНАМСКИ. Tôi có thể nói bằng tiếng Việt.
ВЫ МОЖЕТЕ ПОЕХАТЬ С НАМИ НА МОРЕ. Các bạn có thể đi cùng chúng tôi ra biển.
ОН МОЖЕТ ЕСТЬ МОРОЖЕНОЕ ЦЕЛЫЙ ДЕНЬ. Anh ấy có thể ăn kem suốt ngày.
МОЖЕТ ЕСТЬ  dùng động từ chưa hòan thành, vì chỉ hành động ăn kem ở dạng chung chung không xác định.
ОН МОЖЕТ СЪЕСТЬ ЦЕЛЫЙ КИЛОГРАММ МОРОЖЕНОГО СРАЗУ. Anh ta có thể ăn ngay một lúc cả kilogram kem.
МОЖЕТ СЪЕСТЬ dùng động từ hoàn thành thể, vì biểu đạt ngữ cảnh cụ thể, một lần ăn cả kilogram kem.
Để luyện tập, đề nghị các bạn đặt câu với những động từ sau: ХОТЕТЬ và МОЧЬ biểu thị nguyện vọng và khả năng trong những hành động tiếp theo là ПРИГОТОВИТЬ ОБЕД – chuẩn bị bữa ăn trưa, СХОДИТЬ В МУЗЕЙ, – đi thăm Viện bảo tàng, СЫГРАТЬ В ШАХМАТЫ – chơi cờ, ИГРАТЬ НА ГИТАРЕ – chơi đàn ghi ta, СТАТЬ ПРОГРАММИСТОМ – trở thành lập trình viên, КУПИТЬ НОВЫЙ МОБИЛЬНЫЙ ТЕЛЕФОН – mua điện thoại di động mới.
Chúng tôi tin rằng các bạn muốncó thể học tiếng Nga đạt kết quả tốt!
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 34
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
                                                      ***
Xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu với các bạn về một trong những hiện tượng phức tạp nhất của tiếng Nga, đó là sự biến đổi của danh từ theo cách.
Tania, chị có em gái không?
У МЕНЯ НЕТ СЕСТРЫ, У МЕНЯ ЕСТЬ БРАТ.  Tôi không có em gái, tôi có em trai.
Trong mệnh đề này có chứa các danh từ ở nguyên cách (danh cách, cách 1) và sinh cách (thuộc cách, cách 2).
Trong câu khẳng định ta dùng nguyên cách-cách 1.
У МЕНЯ ЕСТЬ БРАТ. Tôi có em trai.
Nguyên cách, danh cách là cách đầu tiên trong hệ thống tiếng Nga. Các danh từ ở nguyên cách, theo qui tắc, thường là chủ ngữ hay vị ngữ, tức là thành phần chính của mệnh đề.  
Khác với phần lớn các thứ ngôn ngữ, khi muốn biểu đạt ý sở hữu thứ gì đó cụ thể  “tôi có…”, “bạn có…”, trong tiếng Nga không dùng đoản ngữ kiểu я имею, ты имеешь, он имеет và v.v…Trong các đoản ngữ này chủ ngữ là đối tượng sở hữu của ai đó hoặc vật gì đó. Ты  имеешь собаку. Они имеют дом. Ở đây chủ ngữ giả định sẽ là ты, они. Tuy nhiên nói đúng bằng tiếng Nga phải là như sau:
У ТЕБЯ ЕСТЬ СОБАКА. У НИХ ЕСТЬ ДОМ.
Ở đây chủ ngữ là собака, дом.
У МЕНЯ НЕТ СЕСТРЫ.Tôi không có em gái.
Trong câu phủ định danh từ đứng ở sinh cách (cách 2) và là vị ngữ. Không có chủ ngữ trong những mệnh đề này.  
АНТОН, У ТЕБЯ ЕСТЬ ВЕЛОСИПЕД? – ДА, У МЕНЯ (ЕСТЬ) ОЧЕНЬ ХОРОШИЙ ВЕЛОСИПЕД. – Я ТЕБЕ ЗАВИДУЮ. ВОТ У МЕНЯ ВЕЛОСИПЕДА ПОКА НЕТ.
Anton, cậu có xe đạp không? – Có, tớ có chiếc xe đạp rất tốt. – Tớ ghen tỵ với cậu đấy. Hiện giờ tớ chẳng có xe đạp.
Xin các bạn lưu ý, trong câu  У МЕНЯ ВЕЛОСИПЕДА ПОКА НЕТ – có hai từ thuộc sinh cách-cách 2: danh từ  ВЕЛОСИПЕДА và đại từ sở hữu У МЕНЯ.
Nào bây giờ trước tiên chúng ta học thuộc tất cả các đại từ được đổi sang cách 2, những từ này rồi sẽ cần đến cho bài học. Bởi mệnh đề sở hữu thường rất phổ biến trong bất kỳ thứ ngôn ngữ nào.
Я – У МЕНЯ. У МЕНЯ ЕСТЬ МАЛЕНЬКИЙ АВТОМОБИЛЬ. Tôi – (Ở) Tôi. Tôi có chiếc xe ô tô nhỏ.
ТЫ – У ТЕБЯ. У ТЕБЯ  ЕСТЬ ДОРОГОЙ МОБИЛЬНИК. Cậu. (Ở) Cậu. Cậu có điện thoại di động quí (đắt tiền).
ОН – У НЕГО. У НЕГО ЕСТЬ ВЕРНЫЙ ДРУГ. Anh ấy. (Ở) Anh ấy.  Anh ấy có người bạn trung thành.
ОНА – У НЕЕ. У НЕЕ ЕСТЬ КРАСИВАЯ КАРТИНА. Chị ấy. (Ở) Chị ấy.  Chị ấy có bức tranh đẹp.
МЫ – У НАС. У НАС ЕСТЬ УМНЫЙ КОТ. Chúng tôi. (Ở) Chúng tôi. Chúng tôi có con mèo tinh khôn.
ВЫ – У ВАС. У ВАС ЕСТЬ  МОЩНЫЙ КОМПЬЮТЕР. Các bạn. (Ở) Các bạn. Các bạn có chiếc máy tính mạnh.
ОНИ – У НИХ. У НИХ ЕСТЬ ЯБЛОНЕВЫЙ САД. Họ. (Ở) Họ. Họ có vườn táo.
Danh từ trong bất kỳ câu phủ định nào tương tự đều để ở cách 2.
У АНТОНА НЕТ АВТОМОБИЛЯ. (Ở) Anton không có xe ô tô.
У НИНЫ НЕТ КАРТИНЫ. (Ở) Nina không có bức tranh.
У СЕСТРЫ НЕТ ЗОНТИКА. (Ở) Em gái không có ô.
Vậy danh từ ở cách 2 có những đuôi gì?
Danh từ giống đực nguyên cách số ít khi đổi sang cách 2 sẽ kết thúc bằng А và Я.
У ОТЦА, У КОНЯ (Ở) người cha, (Ở) Con ngựa
 Danh từ giống trung cũng như vậy
 У МОРЯ, У НЕБА.  У МОРЯ НЕТ БЕРЕГОВ. (Ở) Biển, (ở) Trời. Biển không có bờ.
Danh từ giống cái ở cách 2 có đuôi Ы và И.
У СЕСТРЫ, У ЗЕМЛИ (Ở) Em gái, (Ở) Đất
Mời các bạn nghe đọan đối thoại sau:
ИДЁТ ДОЖДЬ! МАЙ, У ТЕБЯ ЕСТЬ ЗОНТИК? – НЕТ, У МЕНЯ ЗОНТИКА НЕТ. ЗОНТИК ЕСТЬ У НИНЫ.
Mưa rồi! Mai ơi, cậu có ô không? – Tớ không có ô. Nina có ô đấy.
ЗУНГ, ТЫ ХОЧЕШЬ ПОЙТИ НА ФУТБОЛ? – ХОЧУ, НО У МЕНЯ НЕТ БИЛЕТА.
Dũng à, cậu muốn đi xem đá bóng không? – Muốn chứ, nhưng tớ không có vé.
Từ ВРЕМЯ ở cách 2 sẽ là ВРЕМЕНИ, còn một trong những đuôi của danh từ số nhiều ở cách 2 là -ОВ.
СКАЖИТЕ, ПОЖАЛУЙСТА, СКОЛЬКО СЕЙЧАС ВРЕМЕНИ? – НЕ ЗНАЮ,  У МЕНЯ НЕТ ЧАСОВ.
Làm ơn nói giúp, bây giờ là mấy giờ rồi? – Tôi không biết, tôi không có đồng hồ.
Các bạn thân mến, hãy tập luyện bằng cách biến những câu khẳng định thành câu phủ định và ngược lại. Xin lưu ý: trong mệnh đề khẳng định các đồ vật ở cách 1, còn trong câu phủ định cần chuyển sang cách 2.
Chúc các bạn thành công!
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 35

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
                                                      ***
Xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một cách nữa trong tiếng Nga là cách 3 (còn gọi là tặng cách). Tania, hôm nay sau giờ làm chị có đi đâu không?
Я ПОЙДУ В ГОСТИ К МОЕЙ ПОДРУГЕ ИРЕ. У НЕЕ СЕГОДНЯ ДЕНЬ РОЖДЕНИЯ.  ЕЙ  ИСПОЛНИЛОСЬ 30 ЛЕТ. Я ПОДАРЮ ИРЕ  ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ.
Tôi sẽ đến thăm cô bạn Ira của tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của cô ấy. Cô ấy tròn 30 tuổi. Tôi sẽ tặng Ira một cuốn sách thú vị.
Trong mệnh đề trên, có 3 lần dùng danh từ và đại từ ở cách 3-tặng cách.
 Cách 3 trả lời cho câu hỏi кому? чему? Cách này có các giới từ  К và ПО.
Tania sẽ tới thăm ai? К МОЕЙ ПОДРУГЕ ИРЕ.
Ở đây trong cách 3 có các danh từ ПОДРУГА và ИРА cùng đại từ  МОЯ.
Danh từ giống cái trong cách 3 có đuôi là –Е  và –И. Xin các bạn chú ý theo dõi biến đổi danh từ giống cái cách 3.
СЕСТРЕ(cho) chị (em) gái, ЖЕНЕ(cho)vợ, МАТЕРИ(cho) mẹ, ДОЧЕРИ(cho) con gái.
МОЙ БРАТ ЧАСТО ДАРИТ ЦВЕТЫ ЖЕНЕ.  Anh trai tôi thường tặng hoa cho vợ.
Danh từ giống đực trong cách 3 có đuôi  –У và –Ю.
БРАТУ(cho) anh (em) trai, ДРУГУ(cho) bạn trai, ПРЕПОДАВАТЕЛЮ(cho) giảng viên, АНДРЕЮ(cho) Andrei.
ЗУНГ, У ТЕБЯ ЕСТЬ КОНСПЕКТ ЛЕКЦИЙ? – Я ДАЛ  ЕГО АНДРЕЮ. Dũng ơi, cậu có bản tóm tắt bài giảng không? – Tớ đã đưa nó cho Andrei rồi.
Tặng cho ai, đến thăm ai – ta dùng cách 3. Khi nói tuổi của ai đó, bao giờ cũng để ở cách 3. Còn bây giờ mời các bạn nghe xem các đại từ nhân xưng trong cách 3 có hình thức như thế nào.   
Я – МНЕ. НИНА, ПОЗВОНИ  МНЕ ВЕЧЕРОМ. КО МНЕЗАВТРА ПРИДУТ ГОСТИ. Tôi – cho tôi. Nina, gọi điện cho tôi vào buổi chiều nhé. Ngày mai tôi có khách đến chơi.
ТЫ – ТЕБЕ. Я ТЕБЕВЧЕРА ЗВОНИЛ. Я МОГУ К ТЕБЕ ЗАВТРА ПРИДТИ?  Bạn – (cho, đến) bạn. Hôm qua tôi đã gọi điện cho bạn. Ngày mai tôi (có thể) đến bạn được không?
ОН – ЕМУ. ЕМУ СЕГОДНЯ 20 ЛЕТ. К НЕМУ ВЧЕРА ПРИЕХАЛА СЕСТРА. Anh ấy – (tặng cho, đến) anh ấy. Hôm nay anh ấy 20 tuổi. Hôm qua chị gái đến (thăm) anh ấy.
ОНА – ЕЙ. ДРУЗЬЯ ПОДАРИЛИ ЕЙ  МОБИЛЬНЫЙ ТЕЛЕФОН. К НЕЙ ЗАВТРА ПРИЕДЕТ ЕЕ МАТЬ. Chị ấy – (tặng cho, đến) chị ấy. Bạn bè đã tặng chị ấy chiếc điện thoại di động. Ngày mai bà mẹ của chị sẽ đến thăm chị ấy.
МЫ–НАМ. ДРУЗЬЯ ПОМОГУТ НАМ ХОРОШО СДАТЬ ЭКЗАМЕНЫ. К НАМПРИШЛИ СОСЕДИ ПО ДОМУ.  Chúng tôi – cho chúng tôi. Bạn bè giúp (cho) chúng tôi trả thi tốt. Những người hàng xóm sang thăm chúng tôi.
ВЫ – ВАМ.  ЧЕМ Я МОГУ ВАМ ПОМОЧЬ? КАК  К ВАМОТНОСЯТСЯ В ИНСТИТУТЕ? Các bạn-cho các bạn. Tôi có thể giúp gì (cho) các bạn (ông, bà, anh, chị) không? Ở trường đại học đối xử với các bạn thế nào?
 Các bạn lưu ý, trong tiếng Nga từ ВЫ có thể dùng khi nói với một số người, mà cũng có thể dùng khi giao tiếp với một người trong hình thức lịch sự và trang trọng.
Và bây giờ là đại từ cuối cùng, ta sẽ xem ở cách 3 biến đổi thế nào.
ОНИ-ИМ. НА НОВОСЕЛЬЕ ИМ ПОДАРИЛИ ХОЛОДИЛЬНИК. К НИМПОДОШЕЛ ПРЕПОДАВАТЕЛЬ. Họ- Cho họ. Mọi người tặng cho họ chiếc tủ lạnh mừng chỗ ở mới (tân gia). Giảng viên đến gần họ.
Chúng ta cùng xem thêm mấy thí dụ dùng cách 3-tặng cách.
АНТОН, КУДА ТЫ ИДЕШЬ? – ИДУ КВРАЧУ, У МЕНЯ БОЛИТ ЗУБ. Anton, cậu đi đâu thế? – Đến bác sĩ, tớ đau răng.
КТО МНЕ ПОМОЖЕТ РЕШИТЬ ЗАДАЧУ? – ОБРАТИСЬ К АНДРЕЮ, ОН ОЧЕНЬ ХОРОШО РЕШАЕТ ЗАДАЧИ. Ai giúp tôi làm bài tập với! – Hãy hỏi Andrei, cậu ấy giải bài tập rất giỏi.
Từ các mẫu thí dụ này, mời các bạn nghĩ thêm phương án của mình – với các ngữ cảnh hội thoại tiếng Nga dùng cách 3.
Hãy tự tặng cho mình thành công về sử dụng tiếng Nga!
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 36


Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Chúng ta sẽ tiếp tục làm quen với cách trong tiếng Nga. Chủ đề của bài học hôm nay là đối cách – cách 4.
Tania ơi, chị yêu thích những thành phố nào?
Я ЛЮБЛЮ МОСКВУ И ПЕТЕРБУРГ. Я ХОРОШО ЗНАЮ ЭТИ ПРЕКРАСНЫЕ ГОРОДА. Tôi yêu Matxcơva và Peterburg. Tôi biết rõ những thành phố tuyệt vời này.
Trong những mệnh đề trên, danh từ đứng ở cách 4. Danh từ cách này trả lời cho câu hỏi кого? что? và được sử dụng với những động từ phổ biến như
ЛЮБИТЬ – yêu mến, ЗНАТЬ – biết, ПОНИМАТЬ – hiểu, ЖДАТЬ – chờ đợi, ВИДЕТЬ – nhìn thấy, СМОТРЕТЬ – xem, СЛУШАТЬ – nghe, ЧИТАТЬ – đọc, ПИСАТЬ – viết, УЧИТЬ – học.
АНТОН, ПРИВЕТ! ЧТО ТЫ ЗДЕСЬ ДЕЛАЕШЬ? – ЖДУ ДРУГА. – А ЧТО ТЫ ЧИТАЕШЬ? – ИНТЕРЕСНЫЙ ЖУРНАЛ. – А ТЫ КУДА ИДЕШЬ, НИНА? – ПОВИДАТЬ СЕСТРУ. КУПИЛА ЕЙ НОВУЮ КНИГУ. Anton, chào cậu! Cậu làm gì ở đây thế? – Tớ chờ người bạn. – Cậu đang đọc gì vậy? – (Đọc) Tạp chí thú vị. – Còn bạn đi đâu vậy, Nina? – (Đi) Thăm em gái. Tớ đã mua cho em cuốn sách mới.
Trong đoạn hội thoại này,  4 danh từ đều ở cách 4 số ít. Nhưng 3 danh từ trong số đó ДРУГА, СЕСТРУvà КНИГУ – có đuôi đã đổi sang cách 4, còn ở danh từ ЖУРНАЛ – thì không, vẫn giữ như ở nguyên cách–cách 1. Lý do khác biệt là ở chỗ, danh từ động vật hay bất động vật.
Danh từ giống cái trong cách 4 có đuôi là –У hoặc –Ю.
ЖДУ ПОДРУГУ Tôi đang chờ bạn gái, ЧИТАЮ КНИГУ Tôi đang đọc sách.
Còn danh từ giống đực trong cách 4 chỉ biến đổi nếu đó là danh từ động vật.
ЖДУ БРАТА Tôi đang chờ em trai.
Nhưng ЧИТАЮ ЖУРНАЛ – Tôi đang đọc tạp chí.
Danh từ giống trung và tất cả các danh từ ở số nhiều sang cách 4 đều không đổi đuôi, vẫn để ở dạng nguyên cách.
ЗУНГ ЧИТАЕТ ПИСЬМО – Dũng đọc thư. СТУДЕНТЫ ЧИТАЮТ КНИГИ – Các sinh viên đọc những cuốn sách.
Đại từ nhân xưng trong cách 4 có hình thức như trong sinh cách-cách 2:
ОН ЗНАЕТ МЕНЯ – anh ấy biết tôi, ОН ЗНАЕТ ТЕБЯ – anh ấy biết cậu, ОН ЗНАЕТ ЕГО – anh ấy biết nó, ОН ЗНАЕТ ЕЕ – anh ấy biết cô ấy, ОН ЗНАЕТ НАС – anh ấy biết chúng tôi, ОН ЗНАЕТ ВАС – anh ấy biết các bạn, ОН ЗНАЕТ ИХ – anh ấy biết họ.
Sử dụng các danh từ trong đối cách-cách 4, có thể lập thành một câu chuyện nhỏ. Thí dụ như chuyện kể ngắn sau đây:
ЭТО МОЙ ДРУГ АНТОН. ОН СТУДЕНТ. ОН ИЗУЧАЕТ ВЬЕТНАМСКУЮ ИСТОРИЮ И ЛИТЕРАТУРУ. ОН ХОЧЕТ ХОРОШО ЗНАТЬ ВЬЕТНАМСКИЙ ЯЗЫК. ПО ВЕЧЕРАМ АНТОН ЧИТАЕТ ВЬЕТНАМСКИЕ РАССКАЗЫ. ОН ТАКЖЕ ЛЮБИТ СЛУШАТЬ ВЬЕТНАМСКИЕ ПЕСНИ. У АНТОНА ЕСТЬ ПОДРУГА ДАША. ОН ЧАСТО ЖДЕТ ЕЕ ПОСЛЕ ЗАНЯТИЙ. ОНИ ВМЕСТЕ ИДУТ В КАФЕ ОБЕДАТЬ. АНТОН ВЫБИРАЕТ МЯСО. А ДАША – РЫБУ И ОВОЩИ.
Đây là Anton bạn trai của tôi. Anh ấy là sinh viên. Anh ấy đang nghiên cứu lịch sử và văn học Việt Nam. Anh ấy muốn biết tiếng Việt tốt (thành thạo). Chiều chiều Anton đọc những truyện ngắn Việt Nam. Anh ấy cũng thích nghe các bài hát Việt Nam. Anton có bạn gái là Dasha. Anh ấy thường đợi cô ấy sau giờ học. Họ cùng nhau đến quán (để) ăn trưa. Anton chọn món thịt. Còn Dasha – (chọn) món cá và rau.
Các bạn thân mến, chúng ta sẽ học tốt tiếng Nga, vì ta yêu mến nước Nga.
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 37

Photo: RIA Novosti

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Chúng ta tiếp tục cuộc làm quen chi tiết với các cách trong tiêng Nga. Chủ đề của bài hôm nay là tạo cách – cách 5.
Tania, chiều nay chị sẽ làm gì ?
СЕГОДНЯ ВЕЧЕРОМ Я ПОЙДУ В ТЕАТР. Chiều hôm nay tôi sẽ đi nhà hát.
Ồ hay quá. Chị đi với ai vậy?
С МОЕЙ ПОДРУГОЙ ИРОЙ. (Đi) Với Ira bạn gái của tôi.
Chị thích nhà hát chứ, Tania?
ОЧЕНЬ ЛЮБЛЮ. Я ВОСХИЩАЮСЬ АКТЕРАМИ. В ДЕТСТВЕ Я ХОТЕЛА СТАТЬ АКТРИСОЙ, НО СТАЛА ДИКТОРОМ. (Tôi) Rất thích. Tôi ngưỡng mộ các diễn viên. Thuở nhỏ (thời thơ ấu, hồi bé) tôi đã muốn thành nghệ sĩ, nhưng rồi tôi đã thành phát thanh viên.
Trong đọan đối thoại của chúng tôi có các danh từ ПОДРУГОЙ, ИРОЙ, АКТЕРАМИ, АКТРИСОЙ và ДИКТОРОМ đứng ở cách 5.
Tạo cách-cách 5 trả lời cho câu hỏi кем? чем? Và dùng với những động từ như БЫТЬ – có, СТАНОВИТЬСЯ – trở thành, РАБОТАТЬ – làm việc, РУКОВОДИТЬ – lãnh đạo, ПОЛЬЗОВАТЬСЯ – sử dụng, УВЛЕКАТЬСЯ – ham mê, ВОСХИЩАТЬСЯ – khâm phục, ngưỡng mộ.
Cách 5 còn được gọi là công cụ cách, vì rằng trong những mệnh đề của cách này chỉ ra công cụ hành động.
Tania, chị thích món phở không?
ОЧЕНЬ ЛЮБЛЮ.
Thế chị ăn phở bằng gì?
Я ЕМ СУП ФО ПАЛОЧКАМИ И ЛОЖКОЙ. Tôi ăn phở bằng đũa và thìa.
Từ ПАЛОЧКАМИ và ЛОЖКОЙ đứng ở cách 5.
Các danh từ cũng như đại từ và tính từ liên quan, trong cách 5 phối hợp với các giới từ-liên từ С, НАД, ПОД, ЗА, ПЕРЕД và МЕЖДУ.
ЗУНГ ЛЮБИТ МЯСО С РИСОМ. Dũng thích ăn cơm với thịt.
ВЫСОКО НАД ПОЛЕМ ЛЕТЕЛ САМОЛЕТ. Máy bay bay cao phía trên cánh đồng.
МЯЧ ЛЕЖИТ ПОД КРОВАТЬЮ. Quả bóng nằm dưới gầm giường.
СТУДЕНТЫ ПЕРЕД ЛЕКЦИЕЙ ВЫХОДЯТ НА УЛИЦУ ПОКУРИТЬ. Trước giờ học các sinh viên ra sân hút thuốc.
МЕЖДУ ВЬЕТНАМОМ И РОССИЕЙ – КРЕПКАЯ ДРУЖБА. (Giữa) Việt Nam và Nga có tình hữu nghị bền chặt.
Danh từ giống đực và giống trung trong cách 5 có đuôi là –ОМ và -ЕМ.
РИС – РИСОМ,МУЗЕЙ МУЗЕЕМ.
Đó là vài danh từ giống đực
СЛОВО – СЛОВОМ. ПОЛЕПОЛЕМ.
Còn đó là vài danh từ giống trung.
Danh từ giống cái có đuôi –А và –Я khi sang cách 5 sẽ đổi thành đuôi –ОЙ hoặc -ЕЙ. Thí dụ:
Я ХОТЕЛА СТАТЬ АКТРИСОЙ. ЗА ДЕРЕВНЕЙ ПРОТЕКАЕТ РЕКА. Tôi đã từng muốn trở thành nghệ sĩ. Dòng sông chảy phía sau làng.
АКТРИСА – АКТРИСОЙ, ДЕРЕВНЯ – ДЕРЕВНЕЙ.
Còn danh từ giống cái với đuôi là phụ âm mềm thì sang cách 5 sẽ kết thúc bằng đuôi – Ю.
РОССИЯ БОГАТА НЕФТЬЮ. Nước Nga giàu dầu mỏ.
НЕФТЬ – НЕФТЬЮ.
Trong số nhiều ở cách 5 tất cả các danh từ đều có đuôi là –АМИ hoặc là –ЯМИ.
СТУДЕНТЫ – СТУДЕНТАМИ. АКТРИСЫ – АКТРИСАМИ. СЛОВА – СЛОВАМИ.
МУЗЕЙ – МУЗЕЯМИ.ДЕРЕВНЯ – ДЕРЕВНЯМИ. ПЛАТЬЕ – ПЛАТЬЯМИ.
Đại từ nhân xưng trong trường hợp cách 5 sẽ thay đổi như sau:
Я – МНОЙ.
ИДИ ЗА МНОЙ! Đi theo tôi!
ТЫ – ТОБОЙ.
Я ИДУ ЗА ТОБОЙ. Tôi đi theo bạn.
ОН, ОНО – ИМ.
Khi sử dụng với giới từ, đại từ ИМ có dạng là НИМ.
ТЫ ПОЙДЕШЬ С НИМ. Cậu sẽ đi với anh ấy.
ОНА – ЕЙ hoặc ЕЮ.
Đại từ cách 5 này khi sử dụng với giới từ cũng thêm âm Н.
Я ПОЙДУ С НЕЙ. Tôi sẽ đi với cô ấy.
МЫ – НАМИ. ПОЙДЕМ С НАМИ В КИНО! Hãy đi xem phim với chúng tôi!
ВЫ – ВАМИ. МЫ ПОЙДЕМ В ТЕАТР С ВАМИ. Chúng tôi sẽ đi nhà hát cùng các bạn.
ОНИ – ИМИ.
Trong cách 5 khi dùng giới từ thì cả đại từ này cũng thêm vào âm H.
Я ОЧЕНЬ ЛЮБЛЮ ИГРАТЬ С НИМИ. Tôi rất thích chơi cùng với chúng nó.
Các bạn thân mến, để luyện tập, hãy  đặt ra những đoạn hội thoại hoặc chuyện kể ngắn về bản thân và các bạn bè có sử dụng danh từ và đại từ trong cách 5.
Xin chúc các bạn thành công.
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 38
Đề tài: Học tiếng Nga (92 bài )
21.07.2012, 15:54
In bài
Gửi mail cho bạn
Bổ sung vào blog

Photo: RIA Novosti

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
                                                        ***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Hôm nay chúng tôi giới thiệu với các bạn cách cuối cùng của tiếng Nga – cách 6. Cách này còn gọi là Giới cách, vì rằng khác với những cách khác, trong mệnh đề ở cách 6 thì các danh từ, tính từ và đại từ được sử dụng chỉ với giới từ. Những giới từ phổ biến nhất của cách 6 là –В, НА và О.
АНТОН, ПРИВЕТ! ДАВНО ТЕБЯ НЕ ВИДЕЛ! ГДЕ ТЫ БЫЛ? – ПРИВЕТ, ТУНГ! Я БЫЛ В ПЕТЕРБУРГЕ. – ТЫ ЛЕТАЛ ТУДА НА САМОЛЕТЕ ИЛИ ЕЗДИЛ НА ПОЕЗДЕ? – ЕЗДИЛ НА ПОЕЗДЕ. – Я ТОЖЕ ХОЧУ ПОБЫВАТЬ В ПЕТЕРБУРГЕ. Я МНОГО О НЕМ СЛЫШАЛ И ЧИТАЛ.
Anton, chào cậu! Lâu không thấy cậu đấy. Cậu đã ở đâu vậy? – Chào Tùng. Tớ đã ở Peterburg. – Cậu bay tới đó bằng máy bay hay là đi tàu hỏa? – Tớ đi tàu hỏa. – Tớ cũng muốn đến Peterburg. Tớ đã đọc và nghe nói nhiều về (nó) thành phố này.
Trong mệnh đề có các danh từ В ПЕТЕРБУРГЕ, НА САМОЛЕТЕ, НА ПОЕЗДЕ và đại từ О НЕМ đứng trong câu cách 6. Cách 6-giới cách trả lời cho câu hỏi где?ở đâu?
ЭТО МОЙ ДРУГ ИВАН. ОН ИЗ СИБИРИ. СЕЙЧАС ИВАН УЧИТСЯ В МОСКОВСКОМ УНИВЕРСИТЕТЕ И ЖИВЕТ В ОБЩЕЖИТИИ. МЫ ПОЗНАКОМИЛИСЬ НА ЛЕКЦИИ ПО РУССКОЙ ЛИТЕРАТУРЕ. Đây là Ivan bạn trai của tôi. Anh ấy (đến) từ Siberia. Bây giờ Ivan đang học ở Đại học Tổng hợp Matxcơva và sống trong ký túc xá. Chúng tôi đã làm quen (với nhau) trong giờ văn học Nga.
Где? – В МОСКОВСКОМ УНИВЕРСИТЕТЕ, В ОБЩЕЖИТИИ, НА ЛЕКЦИИ.
Cần dùng câu ở cách 6 khi ta nói về phương tiện di chuyển đi lại.
НА САМОЛЕТЕ, НА ПОЕЗДЕ, НА АВТОБУСЕ, НА МАШИНЕ, НА МОТОЦИКЛЕ đi (trên) máy bay, đi tàu hỏa, đi ô tô buýt, đi xe hơi, đi xe máy. Mệnh đề cách 6 còn trả lời cho câu hỏi очем? оком? về cái gì? về ai?
СЕРГЕЙ, ЧТО ТЫ ЧИТАЕШЬ? – ОЧЕНЬ ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ О КОСМОСЕ. Sergei, cậu đọc gì thế? – (Đọc) cuốn sách rất thú vị về vũ trụ.
О ЧЕМ ЗАДУМАЛАСЬ, НИНА? – ОБ ЭКЗАМЕНЕ ПО ИНФОРМАТИКЕ, ОН ОЧЕНЬ СЛОЖНЫЙ. Nghĩ ngợi về điều gì vậy, Nina? – Về môn thi Tin học, rất khó (phức tạp).
Xin các bạn lưu ý, khi danh từ bắt đầu với nguyên âm hữu thanh, thì giứoi từ О có hình thức là ОБ. Thí dụ:
О ЛЕКЦИИ – ОБ ЭКЗАМЕНЕ. О ШКОЛЕ – ОБ УНИВЕРСИТЕТЕ
Chắc các bạn đã thấy, vần đuôi phổ biến của danh từ ở cách 6 là – Е, ở tất cả các giống.
НА СТОЛЕ, НА ПОЛКЕ, НА ОКНЕ. Trên bàn, trên giá, trên cửa sổ.
Còn danh từ giống cái với đuôi là –ИЯ và danh từ giống trung với đuôi là –ИЕ thì khi sang cách 6 sẽ có đuôi là –ИИ. Thí dụ
НА ЛЕКЦИИ, НА ЗДАНИИ. Trong giờ học (bài giảng), Trong tòa nhà
Sau đây là biến đổi của đại từ nhân xưng trong cách 6:
Я – ОБО МНЕ Tôi – Về tôi
ТЫ – О ТЕБЕ Bạn, cậu – Về bạn, về cậu
ОН – О НЕМ Anh ấy – Về anh ấy
ОНА – О НЕЙ Cô ấy – Về cô ấy
МЫ – О НАС Chúng ta, chúng tôi – Về chúng ta, về chúng tôi
ВЫ – О ВАС Các bạn, các anh chị – Về các bạn, về các anh chị
ОНИ – О НИХ Họ – Về họ.
Để nắm vững giới cách-cách 6, đề nghị các bạn luyện tập dùng danh từ và đại từ trong câu cách 6 lập thành đoạn hội thoại hoặc câu chuyện ngắn kể về bản thân và bạn bè của mình.
Hy vọng sớm được biết về những thành tích của các bạn trong việc học tiếng Nga.
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 39

Photo: RIA Novosti
Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Như vậy là Tania và Đan Thi  đã giới thiệu với các bạn tòan bộ 6 cách của tiếng Nga. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhắc lại nhé. Ta sẽ ôn tập qua câu chuyện nhỏ. Mời các bạn cùng tham gia.
ЭТО МОЙ ДРУГ АНТОН. ОН ПРИЕХАЛ ИЗ ПЕТЕРБУРГА. ЕМУ 25 ЛЕТ. АНТОН – СТУДЕНТ. ОН УЧИТСЯ В МОСКОВСКОМ УНИВЕРСИТЕТЕ. У АНТОНА НЕТ КВАРТИРЫ В МОСКВЕ. ОН ЖИВЕТ В ОБЩЕЖИТИИ. ОКОЛО ОБЩЕЖИТИЯ ЕСТЬ КИНОТЕАТР, И АНТОН ЧАСТО ХОДИТ ТУДА СМОТРЕТЬ НОВЫЕ ФИЛЬМЫ. В СУББОТУ У АНТОНА БЫЛ ДЕНЬ РОЖДЕНИЯ, И Я ХОДИЛА К НЕМУ В ГОСТИ. Я ПОДАРИЛА АНТОНУ ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ О РОССИЙСКИХ АКТЕРАХ. ВЕЧЕРОМ МЫ ХОДИЛИ В КАФЕ С ДРУЗЬЯМИ. ТАМ МЫ ПИЛИ КОФЕ С ТОРТОМ И ЕЛИ МОРОЖЕНОЕ С ШОКОЛАДОМ. В СЕНТЯБРЕ МЫ ПОЕДЕМ С АНТОНОМ В ПЕТЕРБУРГ НА МАШИНЕ.
Đây là Anton bạn trai của tôi. Anh ấy đến từ Peterburg. Anh ấy 25 tuổi. Anton là sinh viên. Anh ấy học ở Đại học Tổng hợp Matxcơva. Anton không có căn hộ ở Matxcơva. Anh ấy sống trong ký túc xá. Gần ký túc xá có rạp chiếu phim và Anton thường đến đó xem những bộ phim mới. Hôm thứ Bảy là ngày sinh nhật của Anton, và tôi đã đến thăm anh ấy. Tôi đã tặng Anton một cuốn sách thú vị về các diễn viên Nga. Buổi chiều chúng tôi cùng bạn bè tới quán cà-phê. Ở đó chúng tôi uống cà-phê với bánh ga-tô và ăn kem sô-cô-la. Tháng Chín chúng tôi sẽ cùng Anton đi Peterburg bằng ô tô.
Trong câu chuyện này giới thiệu tất cả các cách của tiếng Nga. Nào, chúng ta cùng xem lại một lần nữa nhé.
Nguyên cách-cách 1 trả lời cho câu hỏi кто? что?
ЭТО МОЙ ДРУГ АНТОН.
Trong câu chuyện của chúng ta ở cách thứ nhất có các danh từ ДРУГ và АНТОН và đại từ МОЙ.
Sinh cách-cách 2 trả lời cho câu hỏi у кого? нет кого? нет чего? откуда? сколько? где? Trong đọan văn trần thuật trên giới thiệu những từ trong cách 2 trả lời cho các câu hỏi này.
У АНТОНА НЕТ КВАРТИРЫ В МОСКВЕ.
укого? – Ở ai?
У АНТОНА.
нет чего? – Không có cái gì?
НЕТ КВАРТИРЫ.
откуда? – Đến từ đâu?
ИЗ ПЕТЕРБУРГА.
Còn thí dụ khác về cách 2 trả lời cho câu hỏi откуда?
НЕДАВНО Я ПРИЛЕТЕЛА ИЗ ХАНОЯ. СЕСТРА ВЫШЛА ИЗ ДОМА. Cách đây chưa lâu tôi bay đến từ Hà Nội. Em gái đi ra khỏi nhà.
сколько? – Bao nhiêu tuổi?
25 ЛЕТ.
Danh từ chỉ số tuổi để ở cách 2- sinh cách. Trong đó, xin lưu ý là khi nói về số năm, các số từ 2 và 3 dùng với từ ГОДА, những số từ còn lại đi với từ ЛЕТ.
МОЕЙ СОСЕДКЕ 60 ЛЕТ, А ЕЁ ВНУКУ – ТРИ ГОДА. Bà hàng xóm của tôi 60 tuổi, còn cháu trai của bà ấy 3 tuổi.
Câu hỏi где? dùng trong cách 2 khi câu trả lời là những danh từ với giới từ ОКОЛО. Thí dụ như trong câu chuyện của chúng ta:
ОКОЛО ОБЩЕЖИТИЯ ЕСТЬ КИНОТЕАТР.
Tặng cách-cách 3 trả lời cho câu hỏi кому? чему? к кому? к чему?
Я ХОДИЛА К НЕМУ В ГОСТИ.
к кому? – Đến ai?
К НЕМУ.
Я ПОДАРИЛА АНТОНУ ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ.
кому? – Tặng cho ai?
АНТОНУ.
Trong mệnh đề ЕМУ 25 ЛЕТ, đại từ ЕМУ ở cách 3.
Chúng ta trở lại với câu đã nêu ở trên.
МОЕЙ СОСЕДКЕ 60 ЛЕТ, А ЕЁ ВНУКУ – ТРИ ГОДА.
Ở đây có các danh từ СОСЕДКЕvà ВНУКУ, cũng như đại từ МОЕЙ đứng ở cách 3.
Các bạn thân mến, bài học nhắc lại các cách của tiếng Nga tạm dừng ở đây. Ba cách còn lại, chúng ta sẽ cùng ôn tập ở bài học vào thứ Bảy tuần tới.
Chúc các bạn thành công và hẹn gặp trên làn sóng điện của đài “Tiếng nói nước Nga”.
Chúng ta học tiếng Nga – Bài 40

Tania Rumyantseva và Đan Thi tiếp nối chương trình “Chúng ta học tiếng Nga”.
***
Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!
Chúng ta tiếp tục ôn lại các cách trong tiếng Nga. Ở bài trước ta đã nhắc lại ba cách – nguyên cách (cách 1), sinh cách (cách 2) và tặng cách (cách 3). Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại xem, danh từ, đại từ và tính từ biến đổi như thế nào trong đối cách (cách 4). Vẫn là đoạn văn trần thuật ngắn mà chúng ta đã biết. 
ЭТО МОЙ ДРУГ АНТОН. ОН ПРИЕХАЛ ИЗ ПЕТЕРБУРГА. ЕМУ 25 ЛЕТ. АНТОН – СТУДЕНТ. ОН УЧИТСЯ В МОСКОВСКОМ УНИВЕРСИТЕТЕ. У АНТОНА НЕТ КВАРТИРЫ В МОСКВЕ. ОН ЖИВЕТ В ОБЩЕЖИТИИ. ОКОЛО ОБЩЕЖИТИЯ ЕСТЬ КИНОТЕАТР, И АНТОН ЧАСТО ХОДИТ ТУДА СМОТРЕТЬ НОВЫЕ ФИЛЬМЫ. В СУББОТУ У АНТОНА БЫЛ ДЕНЬ РОЖДЕНИЯ, И Я ХОДИЛА К НЕМУ В ГОСТИ. Я ПОДАРИЛА АНТОНУ ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ О РОССИЙСКИХ АКТЕРАХ. ВЕЧЕРОМ МЫ ХОДИЛИ В КАФЕ С ДРУЗЬЯМИ. ТАМ МЫ ПИЛИ КОФЕ С ТОРТОМ И ЕЛИ МОРОЖЕНОЕ С ШОКОЛАДОМ. В СЕНТЯБРЕ МЫ ПОЕДЕМ С АНТОНОМ В ПЕТЕРБУРГ НА МАШИНЕ. Я ЛЮБЛЮ МОЕГО ДРУГА.
Đây là Anton bạn trai của tôi. Anh ấy đến từ Peterburg. Anh ấy 25 tuổi. Anton là sinh viên. Anh ấy học ở Đại học Tổng hợp Matxcơva. Anton không có căn hộ ở Matxcơva. Anh ấy sống trong ký túc xá. Gần ký túc xá có rạp chiếu phim và Anton thường đến đó xem những bộ phim mới. Hôm thứ Bảy là ngày sinh nhật của Anton, và tôi đã đến thăm anh ấy. Tôi đã tặng Anton một cuốn sách thú vị về các diễn viên Nga. Buổi chiều chúng tôi cùng bạn bè tới quán cà-phê. Ở đó chúng tôi uống cà-phê với bánh ga-tô và ăn kem sô-cô-la. Tháng Chín chúng tôi sẽ cùng Anton đi Peterburg bằng ô tô. Tôi yêu quí bạn (của) tôi.
Bây giờ ta sẽ xem trong câu chuyện này có chỗ nào là cách 4. Chắc các bạn còn nhớ, đối cách-cách 4 trả lời cho các câu hỏi кого? что? куда? когда?
Я ЛЮБЛЮ МОЕГО ДРУГА.
Люблю кого? Yêu mến ai?
МОЕГО ДРУГА.
Trong mệnh đề này có danh từ ДРУГ và đại từ МОЙ đã được biến đổi sang cách 4.
Я ПОДАРИЛА АНТОНУ ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ. АНТОН ЧАСТО ХОДИТ ТУДА СМОТРЕТЬ НОВЫЕ ФИЛЬМЫ.
Подарила что? Tặng cái gì?
ИНТЕРЕСНУЮ КНИГУ.
Danh từ КНИГА và tính từ ИНТЕРЕСНАЯ đã biến đổi đuôi vì đứng trong câu cách 4.
Смотреть что? Xem cái gì?
НОВЫЕ ФИЛЬМЫ.
Danh từ số nhiều ФИЛЬМЫ và tính từ số nhiều НОВЫЕ cũng ở cách 4.
ТАМ МЫ ПИЛИ КОФЕ С ТОРТОМ И ЕЛИ МОРОЖЕНОЕ С ШОКОЛАДОМ
Пили что? Uống gì?
КОФЕ.
Ели что? Ăn gì?
МОРОЖЕНОЕ.
Các danh từ КОФЕ và МОРОЖЕНОЕ đứng ở cách 4. Xin nhắc thêm, cần dùng cách 4 mỗi khi chúng ta nói về thức ăn. Thí dụ:
НА ЗАВТРАК Я ЕМ ЯЙЦО, ХЛЕБ И СЫР. МОЙ ДРУГ ЛЮБИТ МЯСО И КАРТОШКУ, А Я ПРЕДПОЧИТАЮ РЫБУ И ОВОЩИ.
Bữa sáng (điểm tâm) tôi ăn trứng, bánh mì và phó-mát. Bạn tôi thích thịt và khoai tây, còn tôi ưa chọn cá và rau.
Ở đây các danh từ ЯЙЦО, ХЛЕБ, СЫР, МЯСО, КАРТОШКА, РЫБА, ОВОЩИ đều ở cách 4.
Xin lưu ý, trong cách 4, cần biến đổi chỉ những danh từ giống đực như ДРУГ – ДРУГА , và danh từ giống cái có tận cùng là –А và –Я như КНИГА – КНИГУ, РЫБА – РЫБУ. Những danh từ còn lại dù đứng trong cách 4 vẫn không biến đổi và có hình thức như cách 1 – ЯЙЦО, СЫР, ФИЛЬМЫ, ОВОЩИ.
Я ЕЗДИЛА К НЕМУ В ГОСТИ. ВЕЧЕРОМ МЫ ХОДИЛИ В КАФЕ. МЫ ПОЕДЕМ С АНТОНОМ В ПЕТЕРБУРГ.
Trong những câu này, cách 4 trả lời cho câu hỏi куда?
Куда я ездила? Tôi đã đi đâu?
В ГОСТИ.
Куда мы ходили? Chúng tôi đã đi đâu?
В КАФЕ.
Куда мы поедем? Chúng tôi sẽ đi đâu?
В ПЕТЕРБУРГ.
Ở đây các danh từ cách 4 đòi hỏi động từ chuyển động ЕЗДИТЬ và ХОДИТЬ. Trong trường hợp này nhất thiết phải có những giới từ đứng trước là В và НА.
ПОЙТИ В МУЗЕЙ, ХОДИТЬ НАРАБОТУ, ПОЕХАТЬ НАМОРЕ, ПОЛЕТЕТЬ ВОВЬЕТНАМ. Đi đến viện bảo tàng, đi đến chỗ làm, đi ra biển, bay sang Việt Nam.
В СУББОТУ У АНТОНА БЫЛ ДЕНЬ РОЖДЕНИЯ.
Trong mệnh đề ngắn này cách 4 trả lời cho câu hỏi когда?
Когда был день рождения? Sinh nhật là khi nào?
В СУББОТУ.
Bây giờ chúng ta sẽ nhắc lại các ngày trong tuần bằng tiếng Nga:
В ПОНЕДЕЛЬНИК – (vào, trong ngày) thứ Hai, ВО ВТОРНИК – (vào, trong ngày) thứ Ba, В СРЕДУ – (vào, trong ngày) thứ Tư, В ЧЕТВЕРГ – (vào, trong ngày) thứ Năm, В ПЯТНИЦУ – (vào, trong ngày) thứ Sáu, В СУББОТУ -(vào, trong ngày) thứ Bảy, В ВОСКРЕСЕНЬЕ – (vào, trong ngày) Chủ nhật.
Xin các bạn lưu ý đến đặc điểm phát âm của các câu. Nếu danh từ đứng sau bắt đầu bằng phụ âm hữu thanh thì giới từ В cũng đọc như vần hữu thanh là В.
В ГОСТИ. В МУЗЕЙ.
Nếu danh từ đứng sau bắt đầu với phụ âm vô thanh thì giới từ В cần phát âm giống như vần vô thanh Ф.
В ПОНЕДЕЛЬНИК, В СРЕДУ, В ЧЕТВЕРГ, В КАФЕ.
Nếu danh từ đứng sau bắt đầu với vần В thì giới từ sẽ biến thành ВО.
ВОВТОРНИК, ВОВЬЕТНАМ.
Các bạn thân mến, bài ôn tập của chúng ta tạm dừng ở đây. Trong bài tới chúng ta sẽ nhắc lại tạo cách-cách 5 và giới cách-cách 6. Xin hẹn gặp lại trên làn sóng điện của Đài “Tiếng nói nước Nga”.
Chia sẻ bài viết này
Vui lòng để lại đánh giá cho bài viết:
0 0